Siết tín dụng khiến giá nhà ở phi mã

PHƯƠNG UYÊN 12/05/2022 03:00

Các chuyên gia dự báo, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn nếu không tiếp cận được nguồn vốn để hoạt động, giá nhà leo thang và cơ hội tiếp cận nhà ở của người dân sẽ giảm.

>>> “Siết” tín dụng bất động sản: Không nên làm đại trà hay đánh đồng tất cả

Trong buổi tọa đàm “Kiểm soát vốn vào thị trường bất động sản” diễn ra vào sáng 11/5, ông Lê Hoàng Hoán, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Việt cho biết, chính sách kiểm soát tín dụng bất động sản là giải pháp nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản.

Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường bất động sản, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng nóng trong thời gian qua. 

nhiều dự án dở dang sẽ gặp khó khăn, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu

Việc siết tín dụng khiến nhiều dự án dở dang gặp khó khăn, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu (Ảnh: LV)

Tuy nhiên, theo ông Hoán, chủ trương siết tín dụng đột ngột khiến người dân, nhà đầu tư đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ các ngân hàng nếu làm không hợp lý sẽ làm méo mó, đổ vỡ thị trường bất động sản, gây nguy hiểm cho nền kinh tế. 

“Nếu các ngân hàng tiếp tục thắt chặt cho vay tín dụng bất động sản thì doanh nghiệp bất động sản và hàng loạt doanh nghiệp tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn nếu không tiếp cận được nguồn vốn để hoạt động. Giá nhà đất có thể leo thang và cơ hội tiếp cận nhà ở của người dân sẽ giảm”, ông Hoán nói.

Trước những tác động nêu trên, ông Hoán cho rằng, việc kiểm soát nguồn vốn của Ngân hàng nên có lộ trình. Các ngân hàng sẽ siết tín dụng bất động sản một cách chọn lọc, không hoàn toàn khóa van tín dụng bất động sản.

“Bởi nếu tín dụng bị khóa đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp khó khăn, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu”, vị này nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Không siết mà nên kiểm soát

    Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Không siết mà nên kiểm soát

    17:22, 11/05/2022

  • Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Cẩn trọng “tác động ngược”

    10:27, 11/05/2022

Bên cạnh đó, ngân hàng cần rà soát ưu tiên cho vay đối với dự án đủ điều kiện pháp lý, đúng tiến độ. Các doanh nghiệp bất động sản, các dự án tốt, có phương án kinh doanh khả quan, khả năng trả nợ gốc và lãi rõ ràng, minh bạch thì cần được các ngân hàng xem xét cấp tín dụng kịp thời. Còn nếu bị cắt tín dụng đột ngột, các chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, cần phải siết đúng đối tượng. Đó là các dự án không khả thi, quản lý kém, không mang lại lợi ích cho địa phương, cho Nhà nước thay vì siết các đối tượng là công nhân viên chức, cộng đồng doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, các dự án an sinh xã hội, dự án trường học cần phải đầu tư vốn… Đồng thời, cần quan tâm đến cách siết, làm sao để các nguồn vốn từ nước ngoài có sức hút cạnh tranh đổ vào thị trường Việt Nam.

Ở góc độ thị trường, ông Hoàng Liên Sơn – Giám đốc Công ty Aphal Rel cho biết, khi có thông tin siết tín dụng bất động sản giao dịch trầm lắng ngay lập tức. Vì người dân đi mua nhà để ở hoặc nhà đầu tư đều sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Khi có thông tin siết tín dụng mọi người đều dừng lại nghe ngóng để xem dòng vốn đầu tư có đủ để tiếp tục đầu tư hay không.

Thời gian vừa qua, ngân hàng đã bắt đầu thắt chặt lại nguồn vốn cho vay, trên thị trường có thông báo của một số ngân hàng dừng cho vay thậm chí một số khách hàng có hợp đồng tín dụng vay trước đó đến thời điểm giải ngân để nhận nhà thì tại thời điểm này ngân hàng chưa giải ngân, mà phải chờ ra tháng sau, quý sau mới giải ngân tiếp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, những người có nhu cầu thực sự.

hi có thông tin siết tín dụng mọi người đều dừng lại để nghe ngóng để xem dòng vốn đầu tư có đủ để tiếp tục đầu tư hay không.

Khi có thông tin siết tín dụng thị trường trầm lắng, khách hàng có tâm lý nghe ngóng trước khi quyết định đầu tư

Quan điểm là nhà phân phối bất động sản, ông Sơn kiến nghị không đánh đồng tất cả các dự án, những dự án nào đầy đủ pháp lý, các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính cần ưu tiên phát triển, để đáp ứng nhu cầu lớn của người dân, của nhà đầu tư, nếu không thị trường bất động sản không thể giảm giá được.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, Nhà nước đừng siết các chính sách tín dụng, thay vào đó hãy có chính sách kiểm soát tốt với những dự án có vấn đề - đầu cơ tích trữ, mua gom đất, thổi giá… còn lại nên thúc đẩy, khuyến khích. 

“Đối với phát hành trái phiếu – nên tiếp tục duy trì, cần có những quy định mới, kiểm soát, minh bạch, lành mạnh, làm thị trường trong sạch. Đồng thời, thúc đẩy, hình thành các quỹ đầu tư để doanh nghiệp sớm được tiếp cận”, ông Đính nhấn mạnh.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng nên kiểm soát một cách hợp lý dòng vốn vào thị trường bất động sản.

"Dòng vốn tín dụng vẫn phải chạy vào bất động sản đầu tư, đặc biệt nên ưu tiên trong các dự án bất động sản đang triển khai để nhanh cung cấp ra thị trường. Chú ý hơn đến nguồn cung nhà ở giá vừa phải. Đồng thời, đẩy mạnh nguồn cung trong lĩnh vực nhà ở xã hội" - ông Khởi bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Không siết mà nên kiểm soát

    Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Không siết mà nên kiểm soát

    17:22, 11/05/2022

  • Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Cẩn trọng “tác động ngược”

    Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Cẩn trọng “tác động ngược”

    10:27, 11/05/2022

  • Gia tăng nguồn vốn giá rẻ để hạ lãi vay

    Gia tăng nguồn vốn giá rẻ để hạ lãi vay

    05:30, 11/05/2022

  • GS-TSKH Nguyễn Mại: Nguồn vốn FDI vẫn duy trì tăng trưởng qua nhiều năm

    GS-TSKH Nguyễn Mại: Nguồn vốn FDI vẫn duy trì tăng trưởng qua nhiều năm

    17:19, 10/05/2022

  • Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam

    Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam

    18:03, 09/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Siết tín dụng khiến giá nhà ở phi mã
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO