Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên: Cải cách hành chính để nâng cao chỉ số "Đào tạo lao động"

Diendandoanhnghiep.vn Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên quyết tâm nâng cao chỉ số “Đào tạo lao động” trong 10 chỉ số PCI và chỉ số DDCI cấp sở, ngành.

>>>Thái Nguyên đáp ứng tốt thị trường lao động

Thực trạng công tác Cải cách hành chính

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Giám đốc Sở LĐ&TBXH Thái Nguyên chia sẻ, theo kết quả khảo sát PCI năm 2022, Sở LĐ&TBXH đạt 74,32 điểm, xếp nhóm khá, đứng thứ 12/19 khối sở, ban, ngành (tăng 7,7 điểm, 05 bậc so với năm 2021). Đối với Chỉ số SIPAS, Sở đạt 96,7% xếp thứ 02/13 sở ngành. Trong Bảng xếp hạng DDCI năm 2022, Sở đạt 83,87 điểm (đứng thứ 23/23 sở, ngành), mức xếp hạng tốt. Đây cũng là năm đầu tiên Sở tham gia đánh giá bộ chỉ số này.

 

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải và Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng kiểm tra hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ngày 29/6/2023

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải và Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng kiểm tra hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ngày 29/6/2023

Thực hiện Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (TTHC) và Cải cách hành chính (CCHC) năm 2023, Sở đã tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp tất cả 6 nội dung của công tác CCHC. Theo đó, Sở xác định rõ ràng, cụ thể về số lượng, gắn với trách nhiệm triển khai đến các phòng quản lý và đơn vị trực thuộc, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.

Đồng thời, Sở xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng gắn với thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và trong CCHC; Tích cực vận động người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích trong giải quyết TTHC.

Tính đến nay, Sở đã thực hiện tiếp nhận và giải quyết 5.653 TTHC; trong đó, tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh 416 TTHC, tỷ lệ trả kết quả đúng hạn đạt 99,75%; Tiếp nhận tại Trung tâm Dịch vụ việc làm 5.237 TTHC, đã trả kết quả là 4.743 TTHC, đang giải quyết là 494, tỷ lệ trả kết quả đúng hạn đạt 100%.

Hiện nay, Sở đã cung cấp 102 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc tra cứu thông tin, nộp hồ sơ giải quyết TTHC.

Các giải pháp CCHC, đặc biệt là khâu hiện đại hoá hành chính, góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về lao động việc làm, xoá đói giảm nghèo, giải quyết chế độ chính sách cho người có công..., đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”, bà Hương nói.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện.

 

Hiện nay, phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã được tích hợp, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, 100% dữ liệu về đối tượng bảo trợ xã hội được đối khớp trực tiếp trên phần mềm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cùng với việc thực hiện nhập dữ liệu cung - cầu lao động trên phần mềm quản lý nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên, đến nay, phần mềm đã thực hiện nhập dữ liệu của 665.028 người lao động từ 15 tuổi trở lên và thông tin của 3.751 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Sở tiến hành triển khai tài khoản An sinh xã hội (chi trả không dùng tiền mặt) cho các đối tượng người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội. Đến ngày 20/5/2023 đã tạo tài khoản số cho 25.629/26.869 hộ đạt 95,38%, tài khoản Người có công 14.460/19.201, đạt 75,31%; tài khoản đối tượng trợ giúp xã hội 31.571/40.740, đạt 77,49%.

Các hộ nghèo, cận nghèo được tạo tài khoản an sinh xã hội để được hỗ trợ nhanh chóng, thuận lợi nhất

Các hộ nghèo, cận nghèo được tạo tài khoản an sinh xã hội để được hỗ trợ nhanh chóng, thuận lợi nhất

Đối với các đối tượng đang hưởng chính sách trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, toàn tỉnh hiện có tổng số 41.391 đối tượng, với kinh phí chi trả trên 21,1 tỷ đồng/tháng. Hiện nay, 100% dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội được quản lý, theo dõi trên phần mềm Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu bảo trợ xã hội và đăng ký giải quyết chính sách trực tuyến. Kết quả, sau 06 tháng năm 2023, triển khai thực hiện thí điểm chi trả không dùng tiền mặt cho cho đối tượng bảo trợ xã hội tại các huyện Đại Từ, Võ Nhai và TP. Phổ Yên cho 12.905/15.092 người, đạt 85,5%.

Tỉnh Thái Nguyên được Bộ LĐTBXH lựa chọn là một trong 3 tỉnh thí điểm triển khai phần mềm quản lý hộ nghèo, phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội. Đến nay, 100% xã phường, thị trấn cơ bản nhập dữ liệu hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.

Tăng cường kết nối cung cầu lao động

Theo ông Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, để tiếp tục nâng cao chỉ số PCI tỉnh, trong đó có chỉ số “Đào tạo lao động” 3 năm liên tiếp giảm điểm, tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Sở LĐ-TBXH chủ động tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện, giải quyết các nội dung, vấn đề thuộc thẩm quyền của Sở; khẩn trương thực hiện uỷ quyền phân công, phân cấp chịu trách nhiệm các nội dung công việc theo quy định, tăng cường kết nối cung – cầu lao động, hướng nghiệp, tạo việc làm mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng thị trường lao động, để tạo nền tảng thu hút nhà đầu tư về tỉnh.

Các đại biểu bấm nút Khai mạc Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2023

Các đại biểu bấm nút Khai mạc Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2023

Với mục tiêu kết nối cung cầu lao động, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin tuyển sinh cho học sinh, sinh viên, người lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và đem lại những tín hiệu đáng mừng. 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã có 1.049 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; đã tuyển sinh và đào tạo nghề nghiệp cho 5.500 người, đạt 13,75% so với kế hoạch cả năm…

Các đại biểu tham gia các hoạt động của Tuần cao điểm và Ngày hội việc làm tỉnh Thái Nguyên năm 2023

Các đại biểu tham gia các hoạt động của Tuần cao điểm và Ngày hội việc làm tỉnh Thái Nguyên năm 2023

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, từ ngày 01/01 đến ngày 13/6/2023, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 1.049 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động như: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc, Saudi Arabia...

Đặc biệt, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động năm với 2023 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút trên 180 lượt cơ sở GDNN, giáo dục đại học, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh phía Bắc trên 9.000 lượt người lao động, học sinh, sinh viên tham gia với trên 20.000 chỉ tiêu tuyển dụng, trên 7.000 chỉ tiêu tuyển sinh.

Trong đó, có 4.500 lượt học sinh, sinh viên, người lao động tham gia tìm hiểu và được cung cấp, tư vấn về thông tin thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh; 2.700 lượt người đăng ký tham gia kết nối việc làm, học nghề, được tư vấn, giới thiệu, phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến; số được giới thiệu, kết nối việc làm và tuyển sinh học nghề khoảng 1.050 người. Tại các điểm cầu, khoảng 2.000 lao động đã tham gia phỏng vấn trực tuyến, trong đó, 581 lao động trúng sơ tuyển.

Tại Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2023, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở GDNN đã thông tin về nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh tới nhiều lao động và giúp họ tìm kiếm được việc làm phù hợp

Tại Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2023, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở GDNN đã thông tin về nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh tới nhiều lao động và giúp họ tìm kiếm được việc làm phù hợp

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên coi trọng đổi mới trong công tác đào tạo nghề, chất lượng đội ngũ người lao động Thái Nguyên từng bước được nâng cao, đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 72%, cao hơn trung bình toàn quốc 67%.

Toàn tỉnh hiện có hơn 764.000 người trong độ tuổi lao động, nhưng có gần 540.000 người lao động ở khu vực nông thôn (chiếm 70,6%). Con số minh chứng cho sự cần thiết về đổi mới, nâng cao chất lượng lao động nông thôn. 10 năm gần đây, các cơ sở GDNN đã tổ chức dạy nghề cho hơn 45.700 lao động nông thôn.

Trong thời gian tới, để công tác lao động, việc làm đạt hiệu quả cao, Sở LĐ-TB&XH tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của ngành được phân công về thực hiện Chương trình phát triển thị trường lao động đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, triển khai các nội dung lĩnh vực lao động, việc làm thuộc phạm vi, trách nhiệm của ngành trong Tiểu dự án 3.4 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững…

Tin rằng, với sự quyết tâm của ngành và nhận được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của tỉnh, Công tác CCHC được nâng cao, chất lượng "Đào tạo lao động" được khẳng định, góp phần nâng cao chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên năm 2023.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714233748 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714233748 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10