Tỉnh Sơn La đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị chè Shan tuyết cổ thụ tại vùng Tà Xùa.
>>Sơn La: Quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư
>>Sơn La: Điểm sáng trong thu hút đầu tư
Nằm ở độ cao khoảng 1.500m - 1.700m so với mặt nước biển, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La được thiên nhiên ban tặng khí hậu mát mẻ, cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp. Nơi đây, còn được biết đến có cây chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi, với hương vị chè đặc trưng không nơi nào có được. Hiện nay, Tà Xùa có khoảng 200 ha chè Shan tuyết với 320/560 hộ trồng chè.
Do quanh năm mây phủ, độ ẩm cao và khí hậu trong lành mát mẻ nên cây chè Shan tuyết nơi đây có búp to, dưới lá chè có phủ một lớp lông tơ mịn, màu trắng như tuyết, người dân nơi đây thường gọi là chè tuyết. Từ lâu, sản phẩm chè búp khô Tà Xùa đã nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh, với giá bán bình quân từ 500-800 nghìn đồng/kg. Hằng năm, người dân xã Tà Xùa thu hái được hơn 300 tấn chè búp tươi, chế biến được hơn 60 tấn chè khô; chè sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, nhiều lúc người dân không có chè để bán. Bởi vậy, cây chè được đồng bào Mông nơi đây coi như tài sản vô giá của cha ông để lại.
Tuy nhiên, nhiều năm trước đây, do tập quán canh tác lạc hậu, cây chè cổ thụ không được người dân chăm sóc, đốn tỉa, bảo vệ, bị chết do già cỗi, năng suất, sản lượng chè giảm.
>>Đưa xoài Sơn La vào hệ thống siêu thị trên toàn quốc
Để nâng cao giá trị chè Shan tuyết Sơn La, mới đây, tại hai điểm cầu online Sơn La (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra lễ ký kết Hiệp định khung hợp tác giữa Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc (TAFOOD) với Công ty Quốc trà Phổ nhĩ Sunwah (công ty con thuộc Tập đoàn Sunwah Hồng Kông).
Theo Hiệp định hợp tác, đại diện nổi bật cho ngành chè cổ thụ của Việt Nam là TAFOOD sẽ hợp tác sâu rộng với đại diện nổi bật cho ngành chè cổ thụ Vân Nam là Sunwah trên tất cả các lĩnh vực từ sản xuất, chế biến đến hợp tác thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo chuyên sâu… Đồng thời tích cực hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác, giao lưu giữa các doanh nghiệp chè Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt, hai bên sẽ đẩy mạnh phát triển các tour du lịch văn hoá trà, du lịch xuyên biên giới và đẩy mạnh tiêu dùng trà thông qua du lịch tiêu dùng.
Ông Phạm Vũ Khánh, Chủ tịch HĐQT TAFOOD Việt Nam khẳng định đây là bước tiến mới để đưa thương hiệu chè cổ thụ Việt Nam vươn ra ngành chè thế giới. “Tại Sơn La, chúng tôi đang triển khai mô hình sản xuất chế biến chè kết hợp với du lịch trải nghiệm trà đang thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng những người yêu trà trong và ngoài nước. TAFOOD hiện đang lên kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường Việt Nam và phục vụ xuất khẩu. Đây là thời điểm tuyệt vời để hợp tác đầu tư với Sunwah – một đối tác có cùng triết lý phát triển như TAFOOD” – ông Phạm Vũ Khánh nhấn mạnh.
>>Quảng bá "Sắc màu Sơn La - Tây Bắc" tại Thủ đô
Sự hợp tác giữa hai công ty chè nổi bật của Trung Quốc và Việt Nam mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai vùng nguyên liệu chè cổ thụ nổi tiếng, được người uống trà trên thế giới biết tới từ hàng trăm năm nay. Thông qua sự hợp tác này, hai bên có thể bổ sung nguồn lực tốt hơn, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đưa ngành chè ngày càng lớn mạnh, cùng nhau xây dựng thương hiệu chè quốc gia của Việt Nam nổi tiếng thế giới.
Trước đó, cuối tháng 9/2022, Hiệp hội Chè Việt Nam và Hiệp hội Chè Phổ nhĩ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cũng đã ký kết Bản ghi nhớ về giao lưu giữa hai hiệp hội nhằm cùng nhau phát triển kỹ thuật, xây dựng diễn đàn trao đổi hợp tác, giao dịch chè, mở ra cơ hội lớn cho ngành chè cổ thụ của hai bên.
Có thể bạn quan tâm
Mộc Châu mùa sương mây
05:18, 22/12/2022
Sơn La: Quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư
07:25, 13/12/2022
Đưa xoài Sơn La vào hệ thống siêu thị trên toàn quốc
18:15, 06/12/2022
Sơn La: Điểm sáng trong thu hút đầu tư
16:04, 18/11/2022
Sơn La: Chuỗi cung ứng lạnh, giải pháp nâng cao giá trị nông sản
00:20, 01/11/2022