Sống lo tại dự án Làng Đại học Đà Nẵng

Diendandoanhnghiep.vn Dự án Làng Đại học Đà Nẵng từ khi được phê duyệt đến nay đã kéo dài 26 năm nhưng bế tắc do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

>>Quảng Nam kiến nghị nâng cấp Quốc lộ 14D để phát triển kinh tế

Dự án làng Đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 với quy mô 300ha thuộc địa bàn phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) và phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam).

Khổ vì dự án “treo”

Theo tìm hiểu, dự án Làng đại học Đà Nẵng được phê duyệt với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay dự án đã 26 năm nhưng vẫn trong vòng loay hoay vì gặp nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Qua ghi nhận của phón viên, nhiều vị trí chưa được xây dựng trở nên hoang hóa, cỏ mọc um tùm. Được biết, đã có nhiều hộ gia đình di dời đến nơi ở mới nhưng  vẫn còn nhiều gia đình bám lại do vướng mắc đền bù. Người dân địa phương cho biết họ đã quá mệt mỏi khi phải sống trong dự án “treo” và mong muốn sớm tái định cư để ổn định cuộc sống.

Nhà cửa trong khu vực xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể sửa chữa, xây dựng vì vướng quy hoạch.

Nhà cửa trong khu vực xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thể sửa chữa, xây dựng vì vướng quy hoạch.

Bà Lê Trung Phụng, phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) thông tin gia đình bà sở hữu 1.200m2 đất nằm trong quy hoạch dự án Làng đại học, tuy nhiên trong giấy tờ thì chỉ có khoảng 500m2 được giải tỏa đền bù theo đúng quy định. Bà Phụng cho hay đối với 700m2 còn lại thì chỉ bồi thường cơ sở vật chất, cây cối,…

“Đến tận bây giờ địa phương thì mời áp giá bồi thường, gia đình gặp rất nhiều khó khăn khi ngôi nhà đã xuống cấp nhiều năm không được sửa sang, nâng cấp trong nhiều năm qua làm ai cũng bất an. Trong khi đó thành viên gia đình ngày dần tăng lên, chúng tôi sẵn sàng di dời khi chính quyền có phương án bồi thường phù hợp”, bà Phụng nói.

Tương tự bà Phạm Thị Thuận (phường Hòa Quý) cho biết  nhiều hộ dân xung quanh đã di dời đến nơi khác nhưng gia đình bà vẫn còn ở lại vì mức giá bồi thường chưa hợp lý. Giống như nhiều hộ dân khác, gia đình bà Thuận cũng mong muốn địa phương triển khai công tác giải tỏa nhanh với mức đền bù hợp lý để sớm ổn định cuộc sống, sống cảnh hoang vắng, nhếch nhác, khổ sở.

Nhiều vướng mắc

Theo báo cáo, TP. Đà Nẵng đã hoàn thành công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, kiểm đếm, lập hồ sơ đền bù 744 hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục áp giá.  Cụ thể, có 569 hồ sơ đã nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng với tổng diện tích hơn 36ha. Số còn lại là 175 hồ sơ nhà ở, đất ở chưa bàn giao mặt bằng.

Vừa qua, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng đã có báo cáo gửi Bộ GD&ĐT về việc triển khai đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Đại học Đà Nẵng tại phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) và phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam).

Một cơ sở giáo dục cơ bản hoàn thiện tại dự án Làng đại học Đà Nẵng.

Một cơ sở giáo dục cơ bản hoàn thiện tại dự án Làng đại học Đà Nẵng.

Tại báo cáo, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng khó khăn vướng mắc hiện nay trên địa bàn TP. Đà Nẵng là dự án được Bộ phê duyệt cho phép kéo dài thời gian thực hiện đến hết năm 2023, nên thời gian thực hiện còn lại rất ngắn. Trong khi đó , số hộ dân có đất ở, nhà ở chưa GPMB, chưa bàn giao còn khá lớn, số kinh phí đã tạm ứng chưa giải ngân tại kho bạc còn đến 275 tỷ đồng nên rất khó hoàn thành GPMB, bàn giao đất đúng tiến độ và thời hạn.

Việc này sẽ dẫn đến nguy cơ phải hoàn trả vốn cho ngân sách nhà nước, nếu đến ngày 31/12 không giải ngân được vốn cho người dân. Do đó, việc bàn giao đất sạch để triển khai đầu tư xây dựng tiểu dự án 1 xây dựng hạ tầng và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng vay vốn Ngân hàng Thế giới, vì thế cũng sẽ bị ảnh hưởng và chậm tiến độ.

Ngoài ra, công tác đầu tư xây dựng các khu tái định cư bị chậm tiến độ, chưa có quỹ đất bố trí tái định cư để bàn giao cho người dân. Các chính sách về hỗ trợ di dời, hỗ trợ các gia đình chính sách, hỗ trợ di dời đối với các hộ bàn giao mặt bằng trước… vẫn chưa được phê duyệt, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Về phía Quảng Nam, Đại học Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thiện việc lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trình UBND tỉnh Quảng Nam thẩm định, xem xét. Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh Quảng Nam chưa phê duyệt. Cùng với đó,  phần dự án trên phần đất phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam vẫn chưa xác định được nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn bồi thường GPMB, chưa có kế hoạch phân kỳ đầu tư, chưa thể tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư do chưa có cơ sở về nguồn lực thực hiện dự án và  xác định nguồn lực đầu tư các khu tái định cư.

Thời hạn thực hiện dự án đến hết năm 2023 tuy nhiên đến hiện tại vẫn còn quá nhiều vướng mắc.

Thời hạn thực hiện dự án đến hết năm 2023 tuy nhiên đến hiện tại vẫn còn quá nhiều vướng mắc.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng với quá nhiều vướng mắc trên phần đất của tỉnh Quảng Nam, Đại học Đà Nẵng đề xuất Bộ GD&ĐT làm việc với địa phương này tổ chức triển khai xem xét, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 để làm cơ sở xây dựng các dự án đầu tư và lồng ghép vào quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2025 trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Song song là bố trí quỹ đất và nguồn vốn để triển khai xây dựng các khu tái định cư để bố trí đất tái định cư cho người dân.

Đồng thời, rà soát, kiểm đếm, xác định nhu cầu vốn bồi thường GPMB trên diện tích quy hoạch Đại học Đà Nẵng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (hơn 170ha). Trước mắt Bộ GD&ĐT quan tâm, sớm báo cáo, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội từ nguồn kinh phí Ngân sách Trung ương bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 để hoàn thành giải phóng mặt bằng 23,13 ha còn lại thuộc phường Hòa Qúy và khoảng 9ha thuộc phường Điện Ngọc (tỉnh Quảng Nam), xây dựng công trình cấp thiết phục vụ giảng dạy đại học, sau đại học.

Vào năm 2022, tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan về tình hình triển khai dự án Đại học Đà Nẵng trên địa phận thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cụ thể, tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ KH&ĐT chủ trì, cùng các Bộ, ngành Trung ương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu liên quan.

Đầu tiên, cần bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025 (160 ha). Nếu trường hợp không bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích trên địa bàn từ nay đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam đề nghị phương án điều chỉnh quy hoạch phân khu (1/2000) để tập trung triển khai thực hiện trên phần diện tích khoảng 50ha (nêu ở trên).

Phần diện tích còn lại loại ra khỏi ranh giới dự án để UBND tỉnh Quảng Nam lập quy hoạch chỉnh trang, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân tại khu vực. Đồng thời, hình thành khu đô thị vệ tinh phục vụ Làng Đại học Đà Nẵng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sống lo tại dự án Làng Đại học Đà Nẵng tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714767402 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714767402 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10