FanClash - startup thể thao điện tử huy động được 40 triệu USD trong vòng tài trợ Series B do Sequoia Capital India, Falcon Edge (Alpha Wave Ventures), Info Edge India và Matic Networks (Polygon).
>>Công ty khởi nghiệp thực phẩm OFF FOODS huy động được 1,7 triệu USD
Vào tháng 8 năm 2021 Công ty khởi nghiệp trước này đã huy động được 10 triệu USD tại vòng Series A từ Sequoia Capital India, Falcon Edge (Alpha Wave Ventures) và Info Edge India.
Được thành lập vào giữa năm 2020, FanClash gần đây đã mở rộng sang Philippines và đặt mục tiêu trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thể thao điện tử. Sau khi bắt đầu hoạt động tại Ấn Độ vào năm 2021 và Philippines vào năm 2022. Hiện FanClash đang tìm cách mở rộng hoạt động của mình sang Việt Nam và Hoa Kỳ vào đầu năm 2023.
>>Traveloka dự kiến huy động 200 triệu USD sau khi sáp nhập SPAC thất bại
>>Startup Bibit của Indonesia huy động thành công hơn 80 triệu USD
FanClash bắt đầu dự án của mình với tư cách là một ứng dụng chơi game giả tưởng dành cho tất cả những người xem esports cốt lõi và đã phát triển thành nền tảng esports giả tưởng lớn nhất Châu Á.
Đại diện FanClash cho biết, đã có 500 triệu người xem esports cốt lõi trên toàn cầu, tăng trưởng với tốc độ CAGR 20% (Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tổng hợp). Ở Ấn Độ, con số này là 100 triệu và dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2025. FanClash đang tận dụng sự phổ biến của thể thao điện tử và kiến thức của những người hâm mộ khó tính trên nền tảng của mình.
Thông qua ứng dụng FanClash, người hâm mộ có thể kiểm tra kiến thức của mình về thể thao điện tử bằng cách tham gia các cuộc thi tưởng tượng, tương tự như Giải Ngoại hạng Anh trong thế giới bóng đá. Người dùng FanClash có thể xây dựng đội trong mơ của họ bằng cách tham gia một số cuộc thi với các tựa game thể thao điện tử phổ biến như Dota 2, PUBG, Valorant, Free Fire, COD Mobile, CS: GO. Người dùng bắt đầu bằng cách tạo một nhóm chọn ra những người chơi mà họ nghĩ sẽ thể hiện tốt nhất trong một cuộc thi cụ thể. Tùy thuộc vào thành tích của người chơi trong các giải đấu trực tiếp trong thế giới thực, người dùng có thể kiếm được điểm sau đó có thể được chuyển đổi sang tiền tệ trong thế giới thực.
Richa Singh, Đồng sáng lập FanClash cho biết: “Chúng tôi muốn trở thành một cái tên nổi tiếng trong cộng đồng game toàn cầu. Điều này có thể xảy ra trong thể thao điện tử, không giống như các môn thể thao truyền thống, vì các tựa game cơ bản có lượng khán giả toàn cầu”.
Đại diện FanClash cho biết, với nguồn vốn mới sẽ thúc đẩy các kế hoạch của nền tảng, ngoài ra, xây dựng nền tảng thể thao điện tử, dữ liệu và tương tác với người hâm mộ toàn cầu.
Người phát ngôn FanClash cho biết, có kế hoạch sử dụng nguồn vốn mới huy động để mở rộng ra toàn cầu, xây dựng đội ngũ và thu hút người dùng...
Có thể bạn quan tâm