Sự giao thoa giữa kinh tế và môi trường - Bài 1: Hoán đổi nợ xanh trong thời đại mới

ThS. NGUYỄN HOÀNG NAM 05/10/2023 05:00

Trong thời đại mà việc giữ gìn và phát triển môi trường được đề cao, hoán đổi nợ xanh như một phương thức cần thiết và hiệu quả để rút ngắn khoảng cách tồn tại giữa tài chính và môi trường.

Theo đánh giá Tổ chức Climate Bonds Initiative và ngân hàng HSBC

Theo đánh giá  của Tổ chức Climate Bonds Initiative và ngân hàng HSBC, từ 2021, Việt Nam ngày càng tăng trưởng vốn nợ bền vững

>>>Thị trường vốn nợ bền vững ASEAN: "Chuộng" trái phiếu xanh, khoản vay xanh

Hoán đổi nợ xanh là gì?

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hoán đổi nợ xanh là phương thức chuyển đổi nợ được nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển sử dụng nhằm thuyết phục các Chính phủ chủ nợ phân bổ một phần các nguồn lực đã được lập trong ngân sách quốc gia để thực hiện tài trợ cho các dự án về môi trường và khí hậu, hướng tới thúc đẩy tài chính bền vững và phát triển môi trường lành mạnh, mang lại lợi ích đáng kể ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Nói một cách dễ hiểu, một quốc gia/Chính phủ đang phát triển mắc nợ, cả Chính phủ chủ nợ và Chính phủ mắc nợ cùng thống nhất biện pháp giảm nợ thông qua thỏa thuận chung về việc khuyến khích quốc gia đang phát triển theo đuổi các chính sách hoặc dự án thân thiện với môi trường và khí hậu.

Dưới đây là 2 mô hình phổ biến trong hoán đổi nợ xanh, bao gồm: Hoán đổi song phương và hoán đổi bên thứ ba.

Hoán đổi song phương hoặc hoán đổi trực tiếp

Hoán đổi bên thứ ba

Ở đây, giá trị thị trường của khoản nợ đề cập đến giá thị trường mà các nhà đầu tư sẵn sàng mua khoản nợ với giá khác với giá trị trên sổ sách tài chính.

Thông dụng hiện nay, chính sách về xử lý nợ được chia làm 3 loại, bao gồm: đình chỉ nợ, xóa nợ và phổ biến nhất là định hướng lại các khoản nợ bằng việc thống nhất sử dụng các khoản thanh toán cho phục hồi xanh, hay còn được biết đến là thỏa thuận hoán đổi nợ lấy dự án xanh. Tuy vậy, không hẳn mọi chương trình hoán đổi nợ xanh đều được đảm bảo đúng kế hoạch. Theo dữ liệu của Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB), tổng giá trị của các khoản nợ được xử lý thông qua các giao dịch hoán đổi nợ xanh là 3,7 tỷ Đô la Mỹ. Thực tế, tỷ trọng giá trị dành cho các dự án môi trường và khí hậu chiếm chưa đến một nửa số nợ được xóa trên toàn cầu.

>>>Khơi dòng tài chính xanh: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Hoán đổi nợ lấy khí hậu

Hoán đổi nợ lấy khí hậu (DFC) là phương thức hoán đổi nợ tương đối phổ biến trên thế giới. Trong đó chính phủ mắc nợ thay vì tiếp tục thanh toán các khoản nợ nước ngoài bằng ngoại tệ, đổi lại sẽ thanh toán bằng nội tệ và tài trợ số tiền thanh toán ấy cho các chương trình, dự án khí hậu trong nước theo các điều khoản đã thỏa thuận.

Hay nói cách khác, một Chính phủ mắc nợ có thể phát hành khoản nợ mới để thay thế khoản nợ hiện tại với cam kết sử dụng số tiền thu được để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua các ưu đãi liên quan như lãi suất ưu đãi, các khoản trợ cấp, chính sách bù đắp các-bon,… theo cơ chế thực hiện như sau:

Cơ chế của phương thức DFC

Theo Chamon và cộng sự (2022), hoán đổi nợ lấy dự án khí hậu là một trong số những phương thức của hoán đổi nợ xanh. Biện pháp này sẽ hỗ trợ mở rộng không gian tài chính cho đầu tư khí hậu. Các giao dịch hoán đổi DFC có thể làm giảm mức độ mắc nợ cũng như giải phóng các nguồn tài chính trong nước để chi tiêu cải thiện và phát triển hợp lý cho các khoản đầu tư xanh quốc gia.

Nhìn chung, giao dịch hoán đổi DFC mang lại nhiều lợi ích: (1) Tăng cường chi tiêu cho các chương trình, dự án liên quan đến khí hậu; (2) khuyến khích các tổ chức đầu tư sự tham gia vào các lĩnh vực thân thiện với khí hậu; (3) Thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, kích thích đầu tư tư nhân, hạn chế biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học; (4) Giảm áp lực trả nợ nước ngoài và giải phóng dòng tiền cho các khoản đầu tư hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lưu ý rằng khi nợ của một quốc gia bền vững, các giao dịch hoán đổi nợ lấy khí hậu sẽ kém hiệu quả hơn so với việc chỉ thực hiện hành động khí hậu thông qua các khoản tài trợ có điều kiện.

(Đón đọc bài 2: Tình hình hoán đổi nợ xanh trên thế giới)

Có thể bạn quan tâm

  • VPBank - “Ngân hàng dẫn đầu về Tài chính Khí hậu khu vực Đông Á – Thái Bình Dương 2022”

    VPBank - “Ngân hàng dẫn đầu về Tài chính Khí hậu khu vực Đông Á – Thái Bình Dương 2022”

    13:58, 18/11/2022

  • Khơi dòng tài chính xanh: “Định danh” trái phiếu xanh

    Khơi dòng tài chính xanh: “Định danh” trái phiếu xanh

    03:02, 11/09/2023

  • Chủ động tiếp cận các nguồn tài chính xanh bên ngoài

    Chủ động tiếp cận các nguồn tài chính xanh bên ngoài

    02:30, 12/09/2023

  • Tăng khả năng tiếp cận tài chính xanh bền vững

    Tăng khả năng tiếp cận tài chính xanh bền vững

    02:30, 25/09/2023

  • Tài chính xanh trong Khung chiến lược tăng trưởng xanh của TP HCM

    Tài chính xanh trong Khung chiến lược tăng trưởng xanh của TP HCM

    11:00, 06/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sự giao thoa giữa kinh tế và môi trường - Bài 1: Hoán đổi nợ xanh trong thời đại mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO