Chủ động tiếp cận các nguồn tài chính xanh bên ngoài

Diendandoanhnghiep.vn Để huy động nguồn lực cho mục tiêu Net Zero, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần chủ động tiếp cận các nguồn tài chính xanh từ bên ngoài, thay vì ngồi chờ đợi.

>>> Việt Nam có cơ hội đón sóng tài chính xanh

Ông Nguyễn Chí Hiếu

Ông Nguyễn Chí Hiếu

Ông Nguyễn Chí Hiếu - Giám đốc khối tư vấn ESG tại KPMG Việt Nam và Campuchia cho biết:

Để thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, theo KPMG, có 6 ngành sẽ được đầu tư và định hướng đầu tư nhiều nhất về tài chính là năng lượng tái tạo, đầu tư vào công trình xanh, phương tiện giao thông vận tải sử dụng điện, nông nghiệp - chuỗi cung ứng thực phẩm, công nghiệp nặng và chuỗi cung ứng.

Để đạt những cam kết mà Việt Nam đưa ra tại hội nghị COP26, theo một nghiên cứu của IFC từ nay đến năm 2040 chúng ta cần 368 tỉ USD, trong đó 184 tỉ đến từ khối tư nhân, 130 tỉ đến từ khối nhà nước và các tổ chức quốc tế sẵn sàng hỗ trợ 54 tỉ.

Các bộ ban ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước đã ra đưa nhiều chính sách thúc đẩy tài chính xanh bền vững. Khi tiếp cận thị trường tín dụng xanh, ngân hàng thương mại có cơ hội tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; phát triển những sản phẩm mới và dịch vụ đa dạng hơn; giảm thiểu rủi ro quản lý, nhất là các dự án về môi trường, tăng lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt so với các ngân hàng khác.

Việc công bố rõ ràng khung thông tin về tài chính giúp ngân hàng tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn; tham gia đóng góp cho mục tiêu phát triển xanh của toàn cầu cũng như của Chính phủ.

Cơ hội nhiều, lợi thế nhiều nhưng thách thức cũng không ít. Đó là chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tài chính xanh còn thiếu và yếu. Vừa qua, có ngân hàng từng thắc mắc không biết cách thẩm định một toà nhà xanh khác gì so với các dự án về môi trường hay nông - lâm nghiệp để thực hiện các thủ tục cho vay.

Ngoài ra, quy trình nội bộ khiến ngân hàng gặp khó khăn trong phân loại và đánh giá các khoản vay hay tích hợp các vấn đề rủi ro của ESG vào khung rủi ro chung của ngân hàng. Thay vào đó cần tách biệt từng hạng mục, các nhu cầu, từng khoản đầu tư khác nhau.

Các ngân hàng còn gặp khó khăn trong việc nhìn nhận vấn đề “tẩy xanh” khi một số dự án có thể khai khống giá trị xanh hoá, gây thiệt hại cho các ngân hàng.

Khó khăn cũng đến từ hệ thống dữ liệu về môi trường xã hội và quản trị chưa đồng nhất. Theo phản ánh của các ngân hàng, họ có nhiều dữ liệu nhưng nằm rải rác khắp nơi và không tập hợp để làm báo cáo phát triển bền vững hay không sử dụng phần mềm truy xuất dữ liệu.

Từ thực tế trên, các ngân hàng cần có chính sách và chiến lược về tín dụng xanh riêng biệt, độc lập; xây dựng đa dạng sản phẩm tín dụng xanh phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như có thể đưa ra các sản phẩm tín dụng có lãi suất phù hợp với từng mức độ giảm phát thải mà doanh nghiệp đã đạt được.

Bên cạnh đó, tích hợp các rủi ro ESG vào khung quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống dữ liệu môi trường xã hội đồng bộ để công bố thông tin minh bạch. Cuối cùng là nâng cao năng lực cho nhân viên, thiết lập đơn vị thẩm định đánh giá yếu tố ESG; chủ động tiếp cận các nguồn tài chính xanh từ bên ngoài, thay vì ngồi chờ các tổ chức tín dụng tìm đên. Nếu được có thể thực hiện các mô hình chịu đựng các rủi ro khí hậu.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chủ động tiếp cận các nguồn tài chính xanh bên ngoài tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714374638 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714374638 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10