Tín dụng xanh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính toàn cầu và ngành tài chính Việt Nam nói riêng, đem lại những lợi ích rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững quốc gia.
>>>Xu hướng tín dụng xanh trong hoạt động tài chính tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương trước bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, phát triển kinh tế xanh và “tài chính xanh” đã và đang được quan tâm đúng mức.
Bằng chứng là nhờ có những chính sách thuận lợi, những năm gần đây lĩnh vực tài chính xanh trở nên sôi động, duy trì mức tăng trưởng nhanh chóng bất kể tác động tiêu cực do dịch COVID-19. Việt Nam cũng gia nhập “làn sóng” tài chính bền vững từ năm 2019 với tổng giá trị trái phiếu xanh đạt 27 triệu USD. Khối ngân hàng trong nước cũng có nhiều nỗ lực “xanh hóa” tài chính. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến quý I/2021, có 67 tổ chức tín dụng triển khai "tín dụng xanh", dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh chiếm 3,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2020.
Đặc biệt, các tổ chức uy tín nước ngoài cũng đã tiếp cận và hỗ trợ quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh tại Việt Nam. Đơn cử, GCPF đã hợp tác với các đối tác là các ngân hàng, tổ chức tài chính Việt Nam theo phương thức toàn diện, có nghĩa là bên cạnh việc hỗ trợ tài chính về nguồn vốn, GCPF hoàn toàn miễn phí các chương trình hỗ trợ kĩ thuật - Technical Assistance cho đối tác để xây dựng và phát triển chiến luợc cho các sản phẩm tín dụng xanh một cách hiệu quả và thực tiễn.
Ông Hoàng Anh Dũng - Chuyên gia năng lượng công ty ResponsAbility invest AG và quỹ GCPF cho biết: “Nam A Bank là một trong những đối tác đầu tiên của GCPF tại Việt Nam nhưng hiện tại cũng là một trong những đối tác thành công nhất của GCPF tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng xanh và áp dụng hệ thống quản lý rủi ro môi truờng và xã hội vào các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chúng tôi hi vọng có thể duy trì và kéo dài sự hợp tác với Nam A Bank”.
Tại chương trình, ông Hà Huy Cường, Phó Tổng Giám đốc Nam A Bank chia sẻ: “Trong chính sách cho vay tổng thể của Nam A Bank, việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) không chỉ áp dụng cho lĩnh vực tín dụng xanh mà còn hướng đến một ngân hàng hoạt động thân thiện và có trách nhiệm với môi trường và xã hội”.
>>>Hỗ trợ tín dụng xanh cho ngành điện gió Việt Nam
Dưới tác động của đại dịch COVID-19, tài chính xanh đã và đang bị ảnh hưởng và đang đối mặt với những khó khăn không nhỏ đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, khi đặt trong khó khăn chung, tài chính xanh có sức chịu đựng tốt hơn và có nhiều cơ hội tiềm năng để tiếp tục vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Đứng về góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hậu- Tổng Giám đốc công ty Cổ phần năng lượng VGS cho biết: Bằng cách chỉ sử dụng ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng, điện mặt trời đã chứng minh được tính ưu việt của mình về thân thiện môi trường cũng như hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống này đang gặp khó khăn trong chi phí đầu tư. Vì vậy, cần sử dụng vốn vay từ các nguồn tài chính xanh, và sử dụng tiền điện tiết kiệm được để trả tiền vay.
Đối với nguồn vốn, hiện nay tài chính xanh đã và đang được quan tâm nên vấn đề này sẽ không phải là bài toán khó. Riêng tại Nam A Bank vẫn đang tiếp tục làm việc với các Quỹ GCPF, Quỹ Blue Orchard… để tăng thêm quy mô vốn cho tín dụng xanh nhằm nâng cao tỷ trọng cho vay tín dụng xanh trên tổng danh mục cho vay tại Nam A Bank nói riêng cũng như cho ngành Ngân hàng nói chung theo chỉ đạo về đề án xanh của Ngân hàng nhà nước. Nam A Bank cũng tìm kiếm, mở rộng các đối tác để liên kết, triển khai cho vay tín dụng xanh là các nhà cung cấp vật liệu, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến tín dụng xanh...
Tuy nhiên, ông Hà Huy Cường cũng nêu lên một số vấn đề mà doanh nghiệp găp khi tiếp cận các khoản đầu tư xanh như: Thiếu các thông tin về các sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng; doanh nghiêp phải cung cấp bổ sung thông tin liên quan đến các quy định về cho vay xanh và đánh giá tác động sơ bộ về rủi ro mội trường và xã hội (E&S) liên quan đến khoản vay; doanh nghiệp phải đầu tư nhiều chi phí hơn cho các sản phẩm xanh hoặc tuân thủ các nguyên tắc về E&S; các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu tài sản đảm bảo…
Với những thách thức này, ông Mã Khai Hiền- Chuyên gia năng lượng bền vững IPC, Giám đốc Enerteam cho rằng: “Chiến lược tiếp thị hiệu quả là một công cụ không thể thiếu để thúc đẩy đầu tư xanh. Các ngân hàng nên giới thiệu nhiều Sản phẩm “Tín dụng xanh” cần trở nên thân thiện, đơn giản hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn và có thể hưởng lợi từ những sản phẩm đó”.
Đứng về góc độ ngân hàng, ông Hà Huy Cường cũng chia sẻ: “Các ngân hàng cần xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển ngân hàng xanh phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế; Xây dựng hệ thống, cơ chế đánh giá quản lý rủi ro môi trường xã hội trong việc cấp tín dụng và áp dụng vào danh mục cho vay mục tiêu, tiến đến áp dụng toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng...”
Có thể bạn quan tâm
Xu hướng tín dụng xanh trong hoạt động tài chính tại Việt Nam
13:30, 11/11/2021
Hỗ trợ tín dụng xanh cho ngành điện gió Việt Nam
17:24, 07/10/2021
Ưu tiên hoạt động tín dụng xanh, OCB nhận giải Best Green Deal từ ADB
10:59, 01/10/2021
AFD cấp hạn mức tín dụng xanh 100 triệu USD cho BIDV
15:40, 28/05/2021
ATAD và PVI được cấp khoản tín dụng xanh để phát triển dự án năng lượng mặt trời
17:15, 19/01/2021