Tăng khả năng tiếp cận tài chính xanh bền vững

HẠNH LÊ 25/09/2023 02:30

Để phát huy tối đa năng lực của các tổ chức tài chính, cần có những yêu cầu cụ thể và hợp lý gắn các quyết định tài chính với tính bền vững.

>>>Cần thiết xây dựng và phát triển thị trường tài chính xanh

Phó Tổng Giám đốc thường trực

Phó Tổng Giám đốc thường trực Deloitte Việt Nam Trần Thị Thúy Ngọc

Bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc thường trực Deloitte Việt Nam cho biết:

Các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, đóng vai trò chính trong việc tài trợ cho phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu, thông qua các sản phẩm và dịch vụ cho các ngành hàng và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính chuyển đổi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát huy tối đa năng lực của các tổ chức tài chính, cần có những yêu cầu cụ thể và hợp lý nhằm gắn các quyết định tài chính với tính bền vững.

Một trong số đó là khung tài chính bền vững. Đây là khái niệm mới được đưa ra với mục tiêu hướng dẫn sử dụng các yếu tố ESG trong hoạt động tài trợ, tái cấp vốn, đầu tư. Khung tài chính bền vững thường tuân theo các tiêu chuẩn toàn cầu như Nguyên tắc trái phiếu xanh hoặc trái phiếu xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp tín dụng liên quan đến ESG với mục tiêu cốt lõi là cải thiện thực hành quản lý rủi ro, tăng khả năng tiếp cận vốn, nâng cao danh tiếng và uy tín.

Ngoài ra, còn nhiều sáng kiến khác như ngân hàng có trách nhiệm, ngân hàng và tài chính bền vững (UNEP), nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI), nguyên tắc trái phiếu xanh (ICMA)... là ví dụ minh họa cho nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm xanh hóa thị trường tài chính hiện nay.

Việt Nam đang ở con số khiêm tốn trong đánh giá tích hợp hiệu suất ESG của các ngân hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì có thể đã thực hiện nhưng không báo cáo hoặc đã làm nhưng không có hệ thống nên không thể báo cáo…

Trước những sáng kiến, chương trình được thúc đẩy bởi các quốc gia, tổ chức trên thế giới về tài chính xanh, Việt Nam có thể bắt đầu xây dựng các nguyên tắc để quản lý và giám sát hiệu quả rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu, tăng cường yêu cầu công bố thông tin quản lý rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu của các ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý có thể xây dựng chính sách tiền tệ hướng đến nền kinh tế xanh nhằm giám sát và giảm thiểu rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu của các ngân hàng.

Một số nhiệm vụ quan trọng khác là thực hiện phân tích kịch bản và các bài kiểm tra sức chịu rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc ứng phó đối với rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu; truyền thông nâng cao nhận thức...

Cùng với đó, xác định các nguyên tắc loại trừ đối với các lĩnh vực mà ngân hàng sẽ không hỗ trợ để giảm thiểu tất cả các rủi ro liên quan đến khí hậu và thiên nhiên cũng như xây dựng chính sách ngành chi tiết cho các lĩnh vực nhạy cảm theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, chẳng hạn như các cam kết không phá rừng, không than bùn và không khai thác (NDPE) và tuân thủ yêu cầu của từng ngành đặc thù.

Cuối cùng, không thể thiếu việc thiết lập, hoàn thiện các quy trình quản trị rủi ro để đánh giá rủi ro E&S cho tất cả khách hàng, đưa rủi ro E&S vào phân loại rủi ro khách hàng, phát triển các quy trình giám sát và xem xét khách hàng định kỳ về rủi ro môi trường, xã hội và tham gia với khách hàng về các kế hoạch hành động trong trường hợp họ không tuân thủ đầy đủ các chính sách của ngân hàng…

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ động tiếp cận các nguồn tài chính xanh bên ngoài

    Chủ động tiếp cận các nguồn tài chính xanh bên ngoài

    02:30, 12/09/2023

  • Khơi dòng tài chính xanh: “Định danh” trái phiếu xanh

    Khơi dòng tài chính xanh: “Định danh” trái phiếu xanh

    03:02, 11/09/2023

  • Khơi dòng tài chính xanh: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

    Khơi dòng tài chính xanh: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

    04:00, 09/09/2023

  • Tài chính xanh trong Khung chiến lược tăng trưởng xanh của TP HCM

    Tài chính xanh trong Khung chiến lược tăng trưởng xanh của TP HCM

    11:00, 06/09/2023

  • Tài chính xanh và phát triển bền vững (kỳ 1): Kinh nghiệm tại các quốc gia

    Tài chính xanh và phát triển bền vững (kỳ 1): Kinh nghiệm tại các quốc gia

    11:00, 26/07/2023

  • Tài chính xanh và phát triển bền vững (kỳ 2): Giải pháp tại vùng Đông Nam Bộ

    Tài chính xanh và phát triển bền vững (kỳ 2): Giải pháp tại vùng Đông Nam Bộ

    05:25, 27/07/2023

  • Giải pháp thu hút đầu tư tài chính xanh cho châu Á

    Giải pháp thu hút đầu tư tài chính xanh cho châu Á

    11:08, 18/04/2023

  • Tài chính xanh và công nghệ blockchain đưa phát thải ròng về 0

    Tài chính xanh và công nghệ blockchain đưa phát thải ròng về 0

    09:31, 09/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng khả năng tiếp cận tài chính xanh bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO