Sự giao thoa giữa kinh tế và môi trường - Bài 3: Bàn về tài chính khí hậu

Diendandoanhnghiep.vn Tài chính khí hậu được xem là một trong những giải pháp thiết yếu trong những thập kỷ tới.

tài chính khí hậu mang đến giải pháp hữu ích trong việc phát triển thị trường cho các công cụ nợ liên quan đến hoạt động khí hậu.

Tài chính khí hậu mang đến giải pháp hữu ích trong việc phát triển thị trường cho các công cụ nợ liên quan đến hoạt động khí hậu. Ảnh minh họa

>>> Sự giao thoa giữa kinh tế và môi trường - Bài 1: Hoán đổi nợ xanh trong thời đại mới

Các nguồn lực của tài chính khí hậu

Tài chính khí hậu là thuật ngữ mới đề cập đến việc các nước phát triển sử dụng nguồn lực tài chính để đầu tư hay tài trợ cho các dự án phát triển bền vững; hỗ trợ ứng phó, giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu tại các quốc gia đang phát triển hoặc thị trường mới nổi. Tài chính khí hậu là một phần trong “hệ sinh thái tài chính”, bao gồm: Tài chính bền vững (Subtainable Finance), Tài chính phát triển (Development Finance), Environmental Finance (Tài chính môi trường). Trong đó, tài chính khí hậu có thể được phân làm 2 loại gồm tài chính thích ứng với biến đổi khí hậu và tài chính giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ước tính nguồn lực tài chính để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris vào năm 2030 cần khoảng 6.300 tỷ Euro. Việc cung cấp nguồn lực tài chính có thể được ủy thác thông qua các tổ chức chính phủ, phi chính phủ hoặc tổ chức đầu tư tư nhân.

Theo Sáng kiến chính sách khí hậu, nguồn lực tài chính khí hậu của các quốc gia trên thế giới sẽ đến từ 3 nguồn: Nợ vay (66%), Vốn tự có (29%), khoản trợ cấp (5%). Cụ thể: tỷ trọng nợ vay với 87% vốn vay thương mại và 16% vốn vay ưu đãi; tỷ trọng vốn tự có với vốn công ty và vốn dự án chiếm lần lượt 70% và 30%; các khoản trợ cấp thông qua trợ cấp kỹ thuật và trợ cấp tài chính. Ngoài ra, cơ chế tài chính ra đời sau thỏa thuận Paris là Quỹ Khí hậu xanh đã cam kết hơn 6 tỷ Đô la Mỹ, nguồn kinh phí được cung cấp chủ yếu dưới hình thức cho vay và viện trợ không hoàn lại.

Trong Diễn đàn về xây dựng năng lực và hành động vì khí hậu năm 2018 của Ủy ban thường trực về Tài chính (SCF) trực thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), ghi nhận 5 cụm chuyên đề: (1) Tình hình tài chính; (2) Quỹ UNFCCC và các quỹ khác; (3) Các công cụ tài chính khí hậu mới; (4) Kiến trúc tài chính khí hậu quốc gia và (5) Quản trị quốc gia.

>>> Sự giao thoa giữa kinh tế và môi trường - Bài 2: Hoán đổi nợ xanh trên thế giới

Theo đó, kiến trúc tài chính khí hậu đóng vai trò cải thiện quy trình, tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa các nền kinh tế. Tháng 11/2022, tài chính khí hậu là nội dung nổi bật trong khuôn khổ Hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 27 của Liên hợp quốc (COP27) với kế hoạch giảm nhanh lượng khí thải, đáp ứng nhu cầu về thúc đẩy tài chính xanh, góp phần làm chậm biến đổi khí hậu bằng việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Sự cần thiết của tài chính khí hậu

Việc cùng lúc hài hòa giữa rủi ro nợ của các quốc gia và tính dễ bị tổn thương của khí hậu sẽ là một bài toán khó cần tìm lời giải. Trong thực tế, có sự đồng thuận hưởng ứng trong Chương trình tài chính khí hậu do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (Worldbank) phát động. Thống kê của IMF cho thấy 34/59 quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp dễ bị tổn thương đối với sự thay đổi khí hậu và dự báo rủi ro cao xảy ra về khủng hoảng tài chính trong 2 năm tới. Cùng với đó, Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) báo cáo việc các quốc gia dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu cũng đang phải đối mặt với rủi ro nợ cao hơn.

Có thể thấy, tài chính khí hậu mang đến giải pháp hữu ích trong việc phát triển thị trường cho các công cụ nợ liên quan đến hoạt động khí hậu. Theo UNFCCC, tài chính khí hậu toàn cầu sẽ đạt 681 tỷ Đô la Mỹ và các hạng mục được đầu tư nhiều nhất gồm: Bảo tồn đa dạng sinh học; giao thông bền vững; thích ứng với biến đổi khí hậu; năng lượng tái tạo; nông nghiệp bền vững; sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm thiểu, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong Tuần lễ Khí hậu Châu Phi (ACW 2022) do Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế (IIED), Trung tâm tiếp cận tài chính khí hậu của Khối thịnh vượng chung (CCFAH) và chính phủ Eswatini đồng tổ chức, những thỏa thuận về phân phối các khoản dành cho biến đổi khí hậu và phát triển nền kinh tế châu Phi đã được đánh giá và định hướng hành động vì một tương lai các-bon thấp thông qua thúc đẩy các chương trình dự án xanh và tài chính khí hậu.

Giảm lượng khí thải các-bon được xem là mục tiêu trung tâm của các chính sách tài chính khí hậu toàn cầu. Trong đó, tài chính các-bon là một trong những giải pháp tài chính trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu đánh giá sơ bộ, các hành động cho thấy tiềm năng giảm phát thải được nhiều quốc gia áp dụng như: sản xuất điện sạch (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sinh khối, chất thải thành năng lượng); tối ưu hiệu quả năng lượng (hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm tòa nhà, cách nhiệt); giảm lãng phí thực phẩm; giảm sử dụng phân bón nitơ; cải tiến kỹ thuật sản xuất lúa gạo; thu hồi khí từ chất thải (lỏng và rắn); tái chế và sản xuất xi măng và nhựa sinh học có hàm lượng các-bon thấp; phát triển các phương tiện thay thế (giao thông công cộng, đi chung xe, cơ sở hạ tầng dành cho xe đạp); phát triển xe điện, xe tải tiết kiệm năng lượng và hàng không; sử dụng bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng; bơm nhiệt, khí sinh học để nấu ăn; máy nước nóng từ năng lượng mặt trời và dự án về các tòa nhà cách nhiệt,…

(Đón đọc bài 4: Khi kinh tế và môi trường gặp nhau ở cùng tần số)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sự giao thoa giữa kinh tế và môi trường - Bài 3: Bàn về tài chính khí hậu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714343491 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714343491 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10