Để khơi thông nguồn lực phát triển, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất… gây khó cho sản xuất - kinh doanh.
>>> Dự thảo Nghị định về lấn biển: Vẫn còn quy định… chồng chéo
Theo đó, để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, trong năm 2022, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022.
Cụ thể, tập trung sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh để kịp thời khơi thông, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Ban hành theo thẩm quyền các thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính tại cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Tài chính khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập để tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo các chuyên gia, cải cách hành chính là một trong những kênh quan trọng không chỉ giúp “vực dậy” hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau những tác động tiêu cực đến từ dịch bệnh COVID-19 mà còn khơi thông nguồn lực phát triển. Trong đó, việc cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, tạo rào cản, gây khó khăn cho hoạt động của người dân, doanh nghiệp, ngoài việc góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển còn đưa công tác này sớm đạt mục tiêu, đến năm 2025, Việt Nam cắt giảm, đơn giản hóa 20% số quy định, 20% chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt, với nhận định, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch năm năm 2021-2025, Chính phủ tiếp tục kiên trì, quyết tâm xây dựng Chính phủ, chính quyền địa phương liêm chính, trong sạch, vững mạnh toàn diện và được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 10/01/2022 vừa qua.
Bên cạnh những đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022, để tiếp tục triển khai có hiệu quả, tạo đột phá trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, trong nội dung Nghị quyết, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần chủ động, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ triển khai hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua dữ liệu số, kịp thời phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời tập trung sửa ngay những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh để kịp thời khơi thông, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó là ban hành theo thẩm quyền các thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. Cắt giảm, đơn giản hóa hơn nữa các quy định kinh doanh.
>>> “Kẽ hở” pháp luật, quy định chồng chéo làm khó doanh nghiệp bưu chính
Được biết, trong năm 2022, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu như: Tập trung chỉ đạo, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đã được phê duyệt theo nguyên tắc một văn bản sửa nhiều văn bản và theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Tham vấn các hiệp hội, doanh nghiệp, đối tượng chịu sự tác động đối với các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh và quy định dự kiến ban hành trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cổng tham vấn quy định kinh doanh tại địa chỉ https://quydinhkinhdoanh.gov.vn; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành trước ngày 30/9/2022; Cập nhật đầy đủ, chính xác, công khai, kịp thời quy định kinh doanh (gồm quy định hiện hành và dự kiến ban hành), kết quả rà soát, chi phí tuân thủ, phương án cắt giảm, đơn giản hóa dự kiến trình phê duyệt, phương án đã được phê duyệt vào cơ sở dữ liệu quy định kinh doanh.
Thực hiện tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Rà soát, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh; kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia hình thành hệ thống thông tin thống nhất về giải quyết thủ tục hành chính từ trung ương đến địa phương;…
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng về công cuộc cải cách hành chính
11:00, 14/01/2022
ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Khẳng định vai trò của VCCI trong thúc đẩy cải cách hành chính
05:00, 03/01/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
20:00, 24/12/2021
Sở TN&MT Kiên Giang: Đấy mạnh cải cách hành chính để nâng chỉ số PCI
13:47, 13/10/2021
Ngành thuế đột phá cải cách hành chính
16:10, 30/09/2021