Sửa Luật Đấu giá tài sản: Còn nhiều băn khoăn về… mức tiền đặt cọc

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đánh giá là cần thiết, thế nhưng, góp ý Dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi), không ít ý kiến còn tỏ ra băn khoăn với đề xuất về mức đặt cọc trong đấu giá quyền sử dụng đất…

>> Sửa Luật Đấu giá tài sản: Khắc phục tình trạng "thông đồng, dìm giá"

Thống kê cho thấy, từ tháng 7/2017 đến hết năm 2022, các tổ chức đấu giá tài sản đã tổ chức hơn 200 nghìn cuộc đấu giá, chênh lệch giữa giá trúng đấu giá và giá khởi điểm là gần 110.000 tỷ đồng, qua đó góp phần tích cực cho việc quản lý, sử dụng tài sản công, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, tuy nhiên, theo thống kê từ Tổng cục Thuế, nhiều địa phương báo cáo tỷ lệ bỏ cọc đấu giá đất tăng cao, điển hình là vụ đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

vụ đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh được cho là một trong những ví dụ điển hình của tình trạng - Ảnh minh họa: ITN

Vụ đấu giá đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh được cho là một trong những ví dụ điển hình của tình trạng bỏ cọc sau đấu giá - Ảnh minh họa: ITN

Trước thực trạng đã nêu, Dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi) đã đề xuất nâng mức tiền đặt cọc tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, nhằm khắc phục những bất cập này.

Xoay quanh vấn đề đã nêu, một số ý kiến cho rằng, đấu giá quyền sử dụng là nội dung rất quan trọng nhưng đang bộc lộ rất nhiều phức tạp, như thông đồng thổi giá, dìm giá, bỏ cọc dẫn đến làm lợi bất chính cho một số cá nhân, tổ chức… vì vậy, nâng mức tiền cọc khi tham gia đấu giá là cần thiết, tuy nhiên, mức này là bao nhiêu thì cần phải được xem xét, cân nhắc cụ thể, tránh tạo rào cản cho người dân, doanh nghiệp, nhưng vẫn đủ sức nặng.

Góp ý Dự thảo, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Nguyễn Hải Nam cho rằng, mức đặt cọc của các hàng hóa khác nhau cần quy định khác nhau.

“Những tài sản có ảnh hưởng lớn như tài chính, đất đai thì mức cọc phải từ 20 - 30% để tránh việc bỏ cọc sau khi đã đẩy giá lên tạo ra tín hiệu sai lệch cho thị trường. Nên tiền đặt cọc phải tương xứng, ví dụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm trả giá lên đến 1 tỷ đồng/m2, nhưng khi bỏ cọc thì ảnh hưởng đến thị trường rất đáng kể”, ông Nguyễn Hải Nam bày tỏ.

>> Dự thảo Luật Đấu giá tài sản: Đề xuất ngăn “quân xanh, quân đỏ”

Vẫn còn nhiều băn khoăn về mức tiền đặt cọc tại Dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi) - Ảnh minh họa: ITN

Vẫn còn nhiều băn khoăn về mức tiền đặt cọc tại Dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi) - Ảnh minh họa: ITN

Lấy ví dụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm, đất bị thổi giá lên đến chục lần, làm cho nền tảng giá bị thay đổi, dẫn đến nguy cơ bong bóng, đổ vỡ của cả thị trường, cũng như một số tiêu cực khác trong đấu giá của một số “phần tử bất hảo” khống chế, kìm giá để chỉ có chính họ mua được tài sản đó sát giá sàn, thậm chí còn dìm xuống dưới giá trị của tài sản.

Ủy viên Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc Hội - Trần Văn Lâm cho rằng, những hạn chế nêu trên, đều có nguyên nhân là quy định chưa chặt chẽ, song không thể giải quyết bằng biện pháp hành chính. Nếu để ngăn chặn bằng biện pháp kinh tế thì phải đặt cọc ở mức độ để họ không thể trả giá cao bất thường.

“Tỷ lệ tối đa không thể là 20%, nếu để tỷ lệ này thì có thể một nhóm vẫn có thể phối hợp thao túng, vẫn sẵn sàng thổi giá trong cuộc đấu giá để thổi giá thị trường nhằm bán các khu đất khác”, ông Trần Văn Lâm bày tỏ.

Theo ông Lâm, thực tế trên đã xảy ra rồi nên không thể là tối đa 20%, tỷ lệ này chưa giải quyết được vấn đề. Bên cạnh đó, cũng cần quy định là mức giá tối đa gấp bao nhiêu lần đặt cọc, vì một số người xác định sẽ bỏ cọc nên có thể thổi lên rất cao.

Liên quan đến nội dung này, trước đó, góp ý Dự thảo Luật (sửa đổi), một số ý kiến cũng đề xuất, nên thực hiện nguyên tắc, giá trị tài sản càng lớn thì số % đặt cọc càng nhỏ. Ngoài ra, có thể bổ sung chế tài nếu trúng đấu giá không mua tài sản có thể bị phạt 20% giá trị tài sản trúng đấu giá để bảo đảm giá tài sản không bị thổi phồng nhằm mục đích xấu.

Được biết, Dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã sửa đổi, bổ sung 25 Điều, khoản; bổ sung 1 Điều mới quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, quyền, nghĩa vụ và việc thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, trong đó có tính đến một số loại tài sản đặc thù, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời tăng cường tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tổ chức đấu giá và hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đấu giá tài sản.

Dự thảo Luật (sửa đổi), dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 tháng 10/2023 tới đây.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Đấu giá tài sản: Còn nhiều băn khoăn về… mức tiền đặt cọc tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714227199 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714227199 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10