Sửa Luật Tài nguyên nước: Cần đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã có những tiếp thu, chỉnh lý, thế nhưng, góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), theo chuyên gia, cần tiếp tục rà soát lại các quy định để đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo…

>> Sửa Luật Tài nguyên nước: Cần xây dựng chiến lược quản lý bền vững đa mục tiêu

Nhằm hoàn thiện các quy định được đề xuất, cơ quan soạn thảo tiếp tục đưa Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) ra lấy ý kiến. Đối chiếu với Dự thảo phiên bản tháng 3/2023, nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) tháng 9/2023 đã có sự tiếp thu, chỉnh lý từ ý kiến góp ý các cơ quan, hội ngành, các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân.

Theo đó, sau tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật (sửa đổi) có kết cấu gồm 10 Chương, 87 Điều, so với Luật Tài nguyên nước năm 2012, Dự thảo không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 19 Điều; sửa đổi, bổ sung 55 Điều; bổ sung mới 13 Điều và bãi bỏ 5 Điều).

Nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định được đề xuất, cơ quan soạn thảo tiếp tục đưa Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) ra lấy ý kiến - Ảnh minh họa: ITN

Nhằm hoàn thiện các quy định được đề xuất, cơ quan soạn thảo tiếp tục đưa Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) ra lấy ý kiến - Ảnh minh họa: ITN

Thông tin về Dự thảo, đại diện cơ quan soạn thảo cho hay, đến thời điểm hiện tại, Dự thảo Luật (sửa đổi) đã bổ sung thêm các quy định về: điều hòa, phân phối tài nguyên nước; bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt; bổ sung quy định phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; về phòng chống sạt lở lòng bờ, bãi sông, hồ; quy định về khai thác sử dụng nước; quy định về đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước…

Đồng thời cũng quy định cụ thể trách nhiệm cho các bộ, ngành địa phương thực hiện phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông và các biện pháp ứng phó, khắc phục khi tình trạng thiếu nước xảy ra.

Đánh giá về cao những quy định, vấn đề được cơ quan soạn thảo đưa vào Dự thảo Luật (sửa đổi), tuy nhiên, theo các chuyên gia, tài nguyên nước là lĩnh vực rất rộng và hiện đang được quy định trong nhiều luật, vì vậy, các quy định cần được nghiên cứu, rà soát kỹ, tránh chồng chéo, trùng lặp.

>> Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Xử lý bất cập quản lý

theo các chuyên gia, tài nguyên nước là lĩnh vực rất rộng và hiện đang được quy định trong nhiều luật. Vì vậy, các quy định cần được nghiên cứu, rà soát kỹ, tránh chồng chéo, trùng lặp - Ảnh minh họa: ITN

Theo các chuyên gia, tài nguyên nước là lĩnh vực rất rộng và hiện đang được quy định trong nhiều luật, vì vậy, các quy định cần được nghiên cứu, rà soát kỹ, tránh chồng chéo, trùng lặp - Ảnh minh họa: ITN

Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), GS.TS. Đào Xuân Học - Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả và bền vững tài nguyên, việc rà soát bổ sung, sửa đổi các luật liên quan có ý nghĩa quan trọng.

“Hiện nay, chúng ta đã có Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Pháp lệnh Khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và nhiều nghị định khác liên quan đến quản lý nước và thiên tai, tuy nhiên định nghĩa về các từ, cụm từ như “nguồn nước”, “tài nguyên nước”, “thủy lợi” lại chưa có sự thống nhất, vì vậy, cần dành thời gian rà soát, nghiên cứu kỹ lại”, vị chuyên gia này góp ý.

Còn theo TS Hoàng Văn Khoa - Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1, Dự thảo Luật (sửa đổi) đã đề xuất không đưa “nước dưới đất” thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước, tuy nhiên, theo khái niệm “nước dưới đất” vẫn là tài nguyên nước, do đó cần xem xét giữ lại ở Luật này.

Đồng thời, TS Hoàng Văn Khoa cũng đề nghị, cần xem xét việc chồng lấn về quản lý giữa Luật Tài nguyên nước với Luật Thủy lợi, Luật Khí tượng thủy văn, đặc biệt, “nước mưa”, “nước mặt”, cũng là đối tượng quản lý của các luật khác.

Bên cạnh các góp ý đã nêu, về các loại quy hoạch tài nguyên nước, một số ý kiến cũng cho rằng, cần sắp xếp các quy định về quy hoạch theo thứ tự quy hoạch tài nguyên nước và sau đó là các quy hoạch có tính kỹ thuật, chuyên ngành. Trong mỗi loại quy hoạch cần thể hiện các nội dung: Nguyên tắc, căn cứ, nội dung quy hoạch, thời hạn, thẩm quyền phê duyệt.

Góp ý về quy định phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ, PGS.TS Hà Lương Thuần - Viện hợp tác và phát triển tài nguyên nước cho hay, từ lâu việc khai thác cát sỏi và các khoáng sản khác trong lòng sông đã được chỉ ra là nguyên nhân chính hạ thấp lòng dẫn ở các sông miền Bắc và gây sạt lở bờ sông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

“Hiện nay, nhu cầu về cát cho các công trình giao thông, xây dựng ngày càng tăng, đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, dẫn đến gia tăng khai thác cát sỏi trong lòng sông, suối. Vì vậy, cần bỏ đoạn “có nguy cơ gây tác động xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông” mà bất cứ họat động nào có liên quan đến khai thác cát sỏi cũng phải đánh giá tác động môi trường và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Có như vậy, chúng ta mới quản lý tốt và giảm tình trạng khai thác cát, sỏi ở lòng sông, lòng suối hiện nay”, PGS.TS Hà Lương Thuần đề xuất.

Còn trước tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường đáng báo động hiện nay, góp ý Dự thảo, TS. Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội nước sạch và môi trường Việt Nam đề nghị, Dự thảo cần ghi rõ và phân loại các nguồn thải để làm cơ sở xây dựng chính sách quản lý.

Được biết, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thảo luận và thông qua tại Kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra vào tháng 10/2023.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Tài nguyên nước: Cần đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714411954 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714411954 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10