Đừng để "gánh nặng" thuế thu nhập cá nhân kéo dài

Diendandoanhnghiep.vn Chính sách thuế thu nhập cá nhân không được sửa đổi thì sẽ trở thành gánh nặng giữa thời “bão giá” đối với người dân.

>> Điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo công bằng

Gánh nặng của người nộp thuế được cho xuất phát từ các quy định đã lỗi thời của Luật Thuế thu nhập cá nhân - Ảnh minh họa: TBTC

Gánh nặng của người nộp thuế được cho xuất phát từ các quy định đã lỗi thời của Luật Thuế thu nhập cá nhân - Ảnh minh họa: TBTC

Dự thảo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 đang được Bộ Tư pháp tổng hợp lấy ý kiến, trong đó nội dung liên quan đến việc xây dựng Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi đang thu hút sự quan tâm của công chúng.

Dự thảo này xem xét giảm bậc tính thuế với người làm công ăn lương từ 7 xuống 5, riêng mức giảm trừ gia cảnh sẽ chưa điều chỉnh. Sự điều chỉnh số bậc tính thuế là cần thiết và không phải đến bây giờ mới được đề cập đến.

Theo Bộ Tài chính, Việt Nam có thể nghiên cứu để cắt giảm số bậc từ 7 bậc xuống 5 bậc thuế; cùng với việc xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế, đảm bảo điều tiết ở mức cao hơn vào những người có thu nhập ở bậc thuế cao. Thực hiện theo hướng này sẽ góp phần đơn giản hóa, giảm số bậc thuế nhằm tạo thuận lợi cho công tác kê khai, nộp thuế.

Nhiều người nộp thuế cho rằng, quy định mức tính thuế thu nhập cá nhân với người lao động hưởng lương là từ 11 triệu đồng/tháng đã rất lạc hậu, nhất là so với mức sống ở đô thị. Mức tính thuế này phải từ 15 triệu đồng/tháng trở lên. Còn mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/tháng chưa hợp lý  so với thực tế chi tiêu cơ bản cho người phụ thuộc, nhất là chi phí học hành cho con và cha, mẹ già ốm, đau bệnh tật...

Mức giảm trừ này, mỗi tháng phải từ 6 triệu đồng/tháng thì mới phù hợp. Đáng nói là, luật quy định các khoản được giảm trừ hiện nay, chỉ được giảm trừ thuế cho người phụ thuộc, chi phí đóng bảo hiểm, từ thiện, khuyến học. Trong khi, nhiều khoản chi thực tế, hợp lý của người nộp thuế chưa được giảm trừ.

Hoặc câu chuyện về thuế TNCN của chuyên gia đang làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở TP.HCM cũng vậy. Thu nhập trên 80 triệu đồng/tháng phải đóng thuế thu nhập cá nhân 35% là rất cao, chưa phù hợp với Việt Nam. Nó sẽ không khuyến kích người lao động trình độ, chuyên môn cao trong nước phấn đấu làm việc ở những vị trí quản lý cấp cao. Áp lực công việc phải đi đôi với nguồn thu nhập xứng đáng, song sau khi trừ thuế thu nhập cá nhân thì thực tế không chênh lệch bao nhiêu so với lao động ở cấp trung.

để đảm bảo công bằng, sòng phẳng với người nộp thuế, Lu

Để đảm bảo công bằng, sòng phẳng với người nộp thuế, chuyên gia cho rằng, cần sửa đổi toàn diện bằng cách thiết kế lại luật này và bắt đầu từ tư duy đánh thuế - Ảnh minh họa: Internet

>> Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Cần tính đến hài hòa… lợi ích

>> Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Nên "khoan thư sức dân"

>> Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Sao phải chờ đến 2026?

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, bây giờ mới thực hiện lấy ý kiến về sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân là rất chậm trễ, vì luật này có nhiều bất cập, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 20% thì mới điều chỉnh luật. Chính vì vậy, trong quy định mới của luật, nên cho phép Chính phủ được phép điều chỉnh mức chịu thuế thu nhập cá nhân khi CPI tăng từ 5% trở lên. Từ đó giúp luật theo sát được với biến động thực tế cuộc sống hơn, vì nếu chờ Quốc hội sửa luật sẽ rất lâu.

Dưới góc nhìn của chuyên gia Luật, Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân có đến 7 mức tính, gây khó khăn cho việc tính thuế, tạo áp lực cho người nộp thuế. Trong khi, khoảng cách giữa các bậc chưa hợp lý, ngắn và hẹp, nên rút ngắn lại còn 5 bậc”.

Việc giảm 2 bậc thuế thấp nhất sẽ hỗ trợ số đông người thu nhập trung bình tăng khả năng chi tiêu, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng tốt hơn và số hụt thu từ nhóm thu nhập thấp hơn sẽ được bù đắp bởi số tăng thu ở nhóm thu nhập cao hơn. Theo đó, điều này thậm chí còn giúp tăng thu cho NSNN. Đây là một mũi tên trúng hai đích khi điều chỉnh chính sách thuế.

Dễ thấy, luật thuế TNCN hiện hành đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập và cơ quan quản lý cũng đã thừa nhận trong dự thảo. Như nếu được thông qua đi chăng nữa thì cũng phải chờ đến 4 năm sau  (dự kiến đến 2026), Luật thuế TNCN sửa đổi mới có thể áp dụng, thì liệu rằng có quá chậm trễ và tới lúc đó, quy định luật liệu có lỗi thời ngay lúc ban hành hay không?

Vì vậy, cần sửa Luật thuế TNCN cho đúng nguyên tắc, bản chất của thuế là doanh thu trừ chi phí và có thu nhập mới phải nộp thuế. Cần phải sớm hoàn thiện dự thảo và trình các cấp có thẩm quyền thông qua Luật thuế TNCN sửa đổi, không nên để người dân phải chờ quá lâu và chứng kiến sự loay hoay với các điều khoản chỉnh sửa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đừng để "gánh nặng" thuế thu nhập cá nhân kéo dài tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713493228 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713493228 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10