Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: Cần tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng

Diendandoanhnghiep.vn Xoay quanh những bất ổn của thị trường xăng dầu, doanh nghiệp cho rằng, quy định về quản lý chưa phù hợp, đặc biệt ở khâu bán lẻ, cần sớm hoàn thiện chính sách để tạo sự cạnh tranh bình đẳng…

>> Giải pháp ổn định giá xăng dầu cho năm 2023

Theo đó, ngày 31/01 vừa qua, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu từ Bắc vào Nam đã đến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phản ánh về tình hình thực tại của kinh doanh bán lẻ xăng dầu và mong muốn thông qua VCCI đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP, Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Tình trạng cây xăng đóng cửa lại tiếp diễn tại một số tỉnh thành thời gian qua - Ảnh minh họa: QLTT

Tình trạng cây xăng đóng cửa lại tiếp diễn tại một số tỉnh thành thời gian qua - Ảnh minh họa: QLTT

Đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang gửi đơn kiến nghị, ông Giang Chấn Tây – một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Trà Vinh cho rằng, tình trạng đứt gãy nguồn cung là do “đang có vấn đề” trong quản lý kinh doanh xăng dầu.

Bởi theo quy định, doanh nghiệp bán lẻ dù lời hay lỗ vẫn buộc phải bán hàng. Thực tế suốt thời gian dài vừa qua, dù phải chịu mức chiết khấu 0 đồng nhưng các cửa hàng vẫn phải duy trì kinh doanh.

“Nhà phân phối muốn cho chiết khấu bao nhiêu thì cho. Dù là 500 đồng, 200 đồng hay 100 đồng, hoặc thậm chí là 0 đồng nhưng chúng tôi cũng phải chấp nhận để có hàng. Thêm nữa là chúng tôi chỉ được lấy hàng từ một nguồn nên không được quyền thỏa thuận, ở vào thế rất bất lợi”, ông Tây bày tỏ.

Theo ông Tây, doanh nghiệp bán lẻ bị triệt tiêu cạnh tranh về chiết khấu, quan hệ giao dịch, ở vào thế bất lợi. Chưa kể, các chi phí phát sinh, doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm rủi ro pháp lý, không thể bảo toàn nguồn vốn, lợi nhuận để bán hàng.

Tương tự, đại một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Giang cũng chia sẻ về thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, khi lực lượng chức năng đến kiểm tra bồn thực tế cho thấy không còn hàng, đã đề nghị liên hệ với nhà phân phối để nhập hàng. Sau khi đàm phán qua điện thoại với sự chứng kiến của cơ quan chức năng, nhà phân phối đồng ý xuất kho cho một lô hàng với mức chiết khấu 0 đồng. Doanh nghiệp chấp nhận chuyển tiền để mua hàng. Tuy vậy, khi xong việc, nhà phân phối “quay xe”, từ chối bán hàng và đòi trả tiền lại…

>> Cần thiết áp dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Các doanh nghiệp kinh doanh, bán lẻ cho rằng,

Các doanh nghiệp kinh doanh, bán lẻ cho rằng, tình trạng đứt gãy nguồn cung là do “đang có vấn đề” trong quản lý  - Ảnh minh họa: QLTT

Đáng nói, theo các doanh nghiệp, trong khi các thương nhân đầu mối và các khâu trung gian được hưởng chi phí định mức cố định trong công thức tính giá xăng dầu thì mức chiết khấu (hoa hồng) cho đại lý, cửa hàng bán lẻ lại do thị trường quyết định. Việc này dẫn tới khi thị trường có biến động, đầu mối và khâu trung gian “cắt” hết hoa hồng, chèn ép nhà bán lẻ.

Chưa kể, thương nhân phân phối - cũng sở hữu cửa hàng bán lẻ - được nhập hàng từ nhiều nguồn? Trong khi đại lý, cửa hàng bán lẻ thì chỉ được nhập từ một đầu mối. Thực tế này khiến các doanh nghiệp bán lẻ bị thua thiệt, khi thị trường biến động, nhà phân phối có vấn đề là nguồn hàng đứt gãy, xoay xở không kịp.

Từ những bất cập đã nêu, theo các doanh nghiệp, hiện nay thị trường xăng dầu có khoảng 17.000 cửa hàng. Trong đó hệ thống cửa hàng bán lẻ của hai doanh nghiệp nhà nước chiếm thị phần lớn chỉ có gần 3.000 cửa hàng. Do đó, với vai trò của các cửa hàng tư nhân cung ứng cho toàn thị trường ngày càng lớn, các doanh nghiệp kiến nghị cần sớm sửa đổi các quy định theo hướng cạnh tranh bình đẳng, giảm bớt khâu trung gian.

Cụ thể, các doanh nghiệp kinh doanh, bán lẻ xăng dầu đề xuất, ấn định mức chiết khấu cố định tối thiểu cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở mức phù hợp. Cho doanh nghiệp bán lẻ được lấy hàng từ ba nguồn thay vì chỉ một nguồn như hiện nay để triệt tiêu sự độc quyền, linh động trong nguồn hàng khi một nơi không thể cung ứng hàng kịp thời, tránh đứt gãy nguồn cung.

Đồng thời, bỏ loại hình thương nhân phân phối xăng dầu để giảm chi phí trung gian. Nếu vẫn để loại hình thương nhân phân phối thì không cho hoạt động bán lẻ để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh đối với các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu.

“Chúng tôi kỳ vọng khi Thủ tướng có chỉ đạo trong Nghị quyết 03/NQ-CP vừa qua về việc Bộ Công Thương phải sớm sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Mong muốn các bộ ngành lắng nghe doanh nghiệp bán lẻ, sửa đổi quy định đảm bảo lành mạnh thị trường, cạnh tranh bình đẳng mới giúp tháo gỡ những nút thắt hiện nay”, các doanh nghiệp đề xuất.

Ghi nhận các ý kiến của doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn – Phó tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, sẽ tổng hợp các kiến nghị để làm cơ sở tham mưu, góp ý trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP. Theo đó, tinh thần sửa đổi là đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho thị trường, góp phần đảm bảo cung cầu, an ninh năng lượng cho quốc gia.

Được biết, trong nội dung Dự thảo trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu mới đây, thời gian điều hành giữa 2 kỳ cũng được Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi theo hướng rút ngắn thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu từ 10 ngày (như hiện nay) xuống mức 7 ngày, quy định vào 1 ngày cụ thể trong tuần.

Theo Dự thảo, thời gian điều hành giá xăng dầu vào ngày thứ Năm hàng tuần, không kể ngày nghỉ lễ (trừ trường hợp trùng vào ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 tháng 1 âm lịch của Tết Nguyên đán). Trường hợp thứ Năm trùng vào những ngày từ mùng 1 đến mùng 3 tháng 1 âm lịch, kỳ điều hành sẽ được chuyển đến ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch. Đây là khác biệt đáng kể với quy định hiện hành khi Nghị định 95/2021/NĐ-CP nêu rõ kỳ nghỉ lễ không điều hành giá xăng dầu, dịp Tết Nguyên đán kỳ điều hành sẽ được lùi sang kỳ tiếp theo…

Đáng nói, liên quan đến mức chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu, tại Dự thảo, Bộ Công Thương giữ quan điểm không quy định cụ thể mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu để các doanh nghiệp chủ động đàm phán với nhau cho phù hợp và linh hoạt với biến động cung cầu của thị trường trong từng giai đoạn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: Cần tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711727964 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711727964 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10