Sức mới Trường Sa

Diendandoanhnghiep.vn Huyện đảo Trường Sa cần phải củng cố cơ sở hậu cần biển xa, có trung tâm hành chính được hiện đại hóa, tạo động lực phát triển KT-XH trên biển của Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.

>> Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện đảo Trường Sa

Đây là quan điểm của Đại biểu Quốc hội khóa XV, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam với DĐDN về chiến lược xây dựng huyện đảo Trường Sa.

- Ông có thể làm rõ thêm về yêu cầu được Thủ tướng đặt ra đối với chiến lược phát triển huyện đảo Trường Sa, tại cuộc kiểm tra và làm việc với tỉnh Khánh Hòa vừa qua?

Những chỉ đạo được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với tỉnh Khánh Hòa để hiện thực hóa các yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và trực tiếp là Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu, tỉnh Khánh Hòa phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ môi trường, tài nguyên và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đa dạng hóa huy động nguồn lực cho phát triển, đưa Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuôc Trung ương vào năm 2030. Đây là cơ sở để Khánh Hòa trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, y tế, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên...

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy hoạch huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên cơ sở luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Trước hết, Trường Sa cần hiện đại hóa cơ sở hậu cần nghề cá và các họat động biển xa; ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân trên huyện đảo; góp phần củng cố quốc phòng, an ninh trên biển.

- Theo ông, việc xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước và là thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc có nghĩa quan trọng như thế nào?

Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, là một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trường Sa có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta và chúng ta đã khẳng định về mặt chủ quyền đối với huyện đảo này, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

>> Trường Sa sẽ thành trung tâm kinh tế trên biển

 Nuôi cá công nghệ cao ở vùng biển đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nhật Khánh

Nuôi cá công nghệ cao ở vùng biển đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nhật Khánh

Do đó, việc xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước và là thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc có nghĩa đặc biệt quan trọng.

Thứ nhất, đây là chủ trương đúng đắn để giúp Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Khánh Hòa có điều kiện hoàn thành tốt nhất sứ mạng chính trị và lịch sử nói trên.

Thứ hai, giúp tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững, giải quyết hài hòa mối quan giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ môi trường và tài nguyên biển.

Thứ ba, gắn phát triển kinh tế - xã hội biển với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Trường Sa, góp phần thực hiện các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông.

- Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã định hướng về vấn đề này, thưa ông?

Trong định hướng phát triển và nhiệm vụ cụ thể của Nghị quyết số 09 ban hành ngày 28/1/2022, Trung ương đã xác định rõ mô hình xây dựng huyện đảo Trường Sa.

Sau khi ban hành, Chính phủ đã chỉ đạo Khánh Hòa triển khai thực hiện Nghị quyết 09, trong đó có phát triển huyện đảo Trường Sa. Ngoài 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Khánh Hòa được Bộ Chính trị lựa chọn, ưu tiên ban hành một Nghị quyết riêng để Khánh Hòa phát triển đúng tầm vóc vốn có, đóng góp vào thực hiện thắng lợi “Khát vọng Việt Nam” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Để đưa nghị quyết vào thực tiễn, Khánh Hòa đang tiến hành tích hợp các định hướng, nhiệm vụ và nội dung Nghị quyết số 09 cùng với một số nghị quyết khác có liên quan vào trong quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Luật Quy hoạch (2017) để sớm trình Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Trường Sa cũng được triển khai đồng thời để có căn cứ xác định các hạng mục và công việc cần phải đầu tư. Từ đó đưa ra các chương trình, đề án để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển Trường Sa tương xứng với tầm vóc chiến lược, vị trí địa chính trị, địa kinh tế, địa xã hội của nó như Nghị quyết đã xác định.

- Trường Sa sẽ được xây dựng phát triển kinh tế ra sao để đáp ứng yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế, thưa ông?

Chiến lược xây dựng và phát triển Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển theo định hướng phát triển bền vững, dựa trên nền tảng của kinh tế biển xanh và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng biển đảo xa bờ của Việt Nam; gắn phát triển kinh tế biển bền vững với bảo vệ chủ quyền huyện đảo.

Đây cũng là yêu cầu và nhiệm vụ của Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, phát triển bền vững huyện đảo Trường Sa cũng là trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết quốc tế về “Thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030”.

Trong số đó có Mục tiêu 14 (SDG-14) về sử dụng bền vững, hài hòa và hiệu quả các nguồn tài nguyên của đại dương và biển. Tránh các ảnh hưởng môi trường lan tỏa ra các khu vực biển xung quanh, bảo đảm an ninh môi trường biển khơi.

Cho nên, ngay từ khâu quy hoạch, chúng ta phải đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cụ thể, căn cơ về phát triển bền vững huyện đảo Trường Sa. Sao cho, huyện đảo này phát triển hiệu quả, bền vững, đi đúng hướng và xu thế của các chương trình quốc tế mà Việt Nam là một thành viên đã cam kết.

Trường Sa hoàn toàn đặc trưng bởi các “yếu tố đại dương”, không như các vùng biển ven bờ còn chịu tác động mạnh của yếu tố lưu vực sông trên đất liền. Cho nên, việc phát triển huyện đảo Trường Sa theo tinh thần của Nghị quyết 36 và định hướng của SDG-14 nói trên là hoàn toàn phù hợp, mang tính hội nhập quốc tế.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Kết luận cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh Khánh Hòa phải tạo cơ hội mới để thu hút nguồn lực quốc tế và quan tâm quy hoạch, xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển, thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sức mới Trường Sa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713543361 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713543361 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10