Hoạt động tách bạch nguồn tiền của công ty chứng khoán (CTCK) với tiền gửi của khách hàng đã được đề cập đến từ cả chục năm trước và được triển khai, nhưng đến nay vẫn có nhập nhằng.
>>>Chứng khoán toàn cầu chao đảo trước nhiều thông tin bất lợi
Tại Công ty Chứng khoán M., một đơn vị thành viên tạo lập thị trường và có niêm yết, nhà đầu tư vẫn có thể mở tài khoản, đăng ký lưu ký chứng khoán nhưng không đăng ký tài khoản ngân hàng để giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch và khi bán chứng khoán, chuyển tiền về tài khoản ngân hàng chỉ định hoặc tiền nằm lại trong tài khoản CTCK.
Đây không phải là một trường hợp cá biệt trên thị trường, mặc dù từ cả hơn thập niên trước, hoạt động tách bạch nguồn tiền của công ty chứng khoán (CTCK) với tiền gửi của khách hàng đã được đề cập đến và được xem như một trong những tiêu chí hàng đầu trong hành trình phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) bền vững, với mục tiêu: 1) Bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư; 2) Tăng tính minh bạch trên thị trường.
Khi chưa hoàn thành việc tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý, các chuyên gia cho rằng các CTCK vẫn có thể được lợi như: Nhận lãi tiền gửi, lợi thế về số dư tiền gửi của CTCK để vay ngân hàng thương mại (NHTM) hay tạm ứng từ NHTM. Theo đó, nếu chuyển tài khoản của nhà đầu tư sang NHTM...
Cũng theo các chuyên gia thì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra vấn đề trục lợi của các CTCK đến đâu trên tiền gửi trong tài khoản của nhà đầu tư, nhưng thực tế lại cho thấy có khá nhiều CTCK đã vi phạm việc sử dụng tiền, chứng khoán của khách hàng khá nhập nhèm.
Đến giữa năm 2017, sau nhiều chấn chỉnh của cơ quan quản lý, đã có hàng loạt CTCK thực hiện tách bạch nguồn tiền này. Đến năm 2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 121/2020 quy định về hoạt động các CTCK (thay thế Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 hướng dẫn thành lập và hoạt động của các CTCK).
Theo đó, Điều 17 Thông tư quy định về quản lý tiền của khách hàng, công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.
>>>Công ty chứng khoán: Phân hóa lợi nhuận quý 2
Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.
Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức. Các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật...
Các quy định cũng tiếp tục được rõ ràng, Luật hóa, vào Luật Chứng khoán năm 2019, có hiệu lực từ đầu năm 2021.
Ngày 1/8 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có công văn gửi các công ty chứng khoán yêu cầu đóng góp ý kiến về việc quản lý tách biệt tài sản của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán.
Theo đó để triển khai thi hành việc thực hiện quản lý tách biệt tiền của khách hàng với tiền của CTCK theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Chứng khoán, UBCKNN dự kiến áp dụng việc CTCK phải quản lý tiền của khách hàng hoàn toàn theo phương thức khách hàng của CTCK mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do CTCK lựa chọn để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán.
Nhận định về yêu cầu này, MSVN cho rằng, việc tách biệt hai tài khoản giữa khách hàng và công ty chứng khoán là thiết thực nhằm đảm bảo nguồn tiền của khách hàng không bị lạm dụng sai mục đích bởi công ty chứng khoán nơi khách hàng đặt tài khoản giao dịch.
"Câu hỏi lớn đặt ra vậy nếu trước đây các công ty chứng khoán sử dụng các khoản tiền này như một phần tiền gửi thì việc siết chặt hơn như trên đây có ảnh hưởng công ty chứng khoán không?
Với số liệu chúng tôi thu thập được dựa trên báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán công bố, chúng tôi nhận thấy rằng mức tiền gửi bình quân của khách hàng sẽ giao động quanh mức 64 nghìn tỷ đồng. Nếu chúng ta dùng mức sinh lợi hiện tại của thu nhập từ lãi trên các khoản tiền gửi để tính trên các khoản tiền gửi của khách hàng tại công ty chứng khoán, chúng ta có thể thấy được con số này chỉ chiếm khoảng 1%-1,5% tổng lợi nhuận của các công ty. Chính vì vậy, chúng tôi đi đến kết luận này việc siết chặt hơn dòng vốn này nếu ảnh hưởng đến các công ty chứng khoán thì sẽ không đáng kể", MSVN khẳng định.
Cũng phải nói thêm rằng tuy nguồn tiền gửi của khách hàng tách bạch ra khỏi tiền gửi của CTCK như đánh giá trên không ảnh hưởng đáng kể đến các CTCK, một chuyên gia nhấn mạnh đây có thể là điều kiện có lợi cho phía các NHTM.
Có thể bạn quan tâm
Thanh khoản thị trường chứng khoán trong tương quan với lãi suất
05:05, 03/08/2023
“Nhịp đập” chứng khoán cuối năm
14:06, 24/07/2023
Chứng khoán Vietcap: Lãi trước thuế 211 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2023
13:41, 21/07/2023
Lãi suất rẻ, đầu tư chứng khoán có phải kênh hấp dẫn?
04:08, 24/07/2023
Chứng khoán HSC: Doanh thu từ cho vay ký quỹ có tỷ trọng cao
15:29, 20/07/2023