Trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, các doanh nghiệp xây dựng đang đối mặt với 4 vấn đề cần xử lý: vốn; công nghệ; lao động; thị trường.
>>>TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Không gian kinh tế mới cho doanh nghiệp tư nhân
Đại diện cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng phát biểu tại Diễn đàn “Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp”, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cho biết ngành xây dựng hiện đóng góp 8% GDP của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong duy trì, thúc đẩy tăng trưởng GDP của cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, các doanh nghiệp xây dựng đang đối mặt với 4 vấn đề cần vượt qua: vốn; công nghệ; lao động; thị trường.
Các doanh nghiệp ngành xây dựng được dự báo sẽ có những dấu hiệu phát triển tốt đẹp trong năm 2022. Hệ thống thể chế pháp luật sửa đổi cho doanh nghiệp xây dựng nói riêng và doanh nghiệp nói chung sẽ được tiếp tục sửa đổi trong thời gian tới. Khung pháp lý sẽ được chuyển đổi theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đó là những điểm tích cực.
Vấn đề về công nghệ, ông Hiệp cho biết, cách đây 15-20 năm công nghệ của xây dựng Việt Nam hết sức lạc hậu, chúng ta chỉ làm thầu phụ cho nước ngoài. Hiện nay, vai trò của doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi theo hướng làm chủ công nghệ. Năm 2019, Coteccons bằng tất cả công nghệ đã xây dựng được tòa Land Mark 81 tầng - nhà cao thứ 10 thế giới. Gần đây, Newteccons đã chủ trì xây dựng nhà máy Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát với quy mô cực kì lớn sản xuất thép làm ô tô với những máy móc, công nghệ tiên tiến.
Về vấn đề lao động, đặc thù ngành xây dựng Việt nam có tới 70% lao động nông nhàn, 25-30% doanh nghiệp có qua các trường lớp đào tạo, có bằng cấp. Đặc thù của lao động ngành xây dựng là lao động làm sao đáp ứng được sự phát triển của công nghệ mới là cả một vấn đề.
"Chúng tôi đang gặp khó khăn, bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tự xây dựng các trường đào tạo của riêng mình. Chỉ một số doanh nghiệp lớn mới xây dựng được trường đào tạo. Hiện chúng tôi đang bàn với Tổng cục dạy nghề làm sao có thể tổ chức được trường đào tạo cho công nhân", ông Hiệp cho biết.
Về vốn, ông Hiệp cho biết, nếu tính vốn đăng kí điều lệ 200 tỷ đồng trở lên là doanh nghiệp lớn thì hiện mới có 3% doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp lớn, còn lại là doanh nghiệp nhỏ có vốn dưới 100 tỷ đồng. Đây là vấn đề khó trong cạnh tranh, phát triển của doanh nghiệp xây dựng.
"Trong tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, chúng tôi cho rằng làm sao để nâng doanh nghiệp lên tầm doanh nghiệp vừa thì sức cạnh tranh và khả năng chống đỡ với khó khăn của thị trường mới đạt được mong muốn", ông Hiệp cho biết.
Ông Hiệp cũng thông tin: "Ở góc độ hiệp hội, chúng tôi cố gắng động viên và xây dựng cơ cấu để doanh nghiệp có thể lên sàn niêm yết hay tiếp cận với các kênh huy động vốn để doanh nghiệp làm sao đạt được vốn khoảng 50-100 tỷ đồng và ở mức độ doanh nghiệp vừa".
Qua đánh giá bằng các số liệu thăm dò, trong quý IV/2021 phần lớn các doanh nghiệp xây dựng đang trở lại, đều đang có đà phấn đấu tích cực trong kế hoạch 2021. "Với sự hồi phục nền kinh tế tong quý IV/2021 cùng với chương trình khuyến khích, hỗ trợ của Chính phủ, Quốc hội với nền kinh tế nói chung, chúng tôi tin rằng năm 2022, doanh nghiệp xây dựng sẽ phải tăng tốc thật nhanh. Chúng tôi tin ngành xây dựng sẽ đáp ứng được và đóng góp cho GDP chắc chắn sẽ vượt qua năm 2021", ông Hiệp tin tưởng.
Có thể bạn quan tâm
TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Không gian kinh tế mới cho doanh nghiệp tư nhân
17:04, 14/12/2021
TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Tạo dư địa để doanh nghiệp chung tay phát triển xanh
17:01, 14/12/2021
TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Nâng cao vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số
16:58, 14/12/2021
TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Khơi thông phương thức PPP tạo dư địa cho vốn xã hội tham gia đầu tư
16:55, 14/12/2021
TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Gắn trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực với doanh nghiệp
16:09, 14/12/2021