TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Tuần cổ phiếu ngân hàng biến động

LÊ MỸ 15/10/2022 11:30

Thị trường tài chính trải qua một tuần nhiều rung lắc mạnh, do dư âm vụ bắt tạm giam và khởi tố Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các bị can để điều tra sai phạm trong phát hành trái phiếu.

>>>Thị trường chứng khoán đang phản ứng quá đà

Nhà đầu tư đã có một tuần giao dịch trong tâm lý "tàu lượn" theo thị trường và nhóm cổ phiếu vua. (Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

Chứng khoán và ngân hàng trong tuần biến động

Tác động thông tin của vụ khởi tố điều tra Công ty An Đông của Vạn Thịnh Phát từ cuối tuần trước (7/10) khiến thị trường đầu tuần này đã bước vào giao dịch trong không khí thận trọng.

Các thông tin không mấy tích cực như người dân rút tiền tại SCB đã dần lắng xuống sau khi đích thân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lên tiếng khẳng định “mọi khoản tiền gửi của người dân vào ngân hàng đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp”. 

Liên tiếp cho đến những ngày cuối tuần, SCB tiếp tục ổn định thanh khoản. Thị trường cũng không còn hiện tượng một số nhân viên ngân hàng khác “cao thủ không bằng tranh thủ” lôi kéo chào mời khách hàng rút tiền từ SCB về gửi tại ngân hàng mình. Ngược lại, khoảng 12 nghìn tỷ được gửi thêm vào SCB cho thấy hiệu quả của “ tái cam kết bảo đảm” ; cùng với đó là cộng hưởng chính sách lãi suất huy động hấp dẫn và cộng thưởng lãi coupon của SCB.

Trong một thị trường mà các kênh đầu tư tài sản đều trở nên khó khăn thì sự bảo toàn vốn (như đặc trưng cơ bản của kênh tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam), cộng với chính sách lãi suất cao khiến câu chuyện huy động vốn của ngân hàng xứng đáng thu hút mọi dòng tiền lẫn sự quan tâm.

Tuy nhiên, dòng tiền đã không thực sự bị hấp lực chỉ chảy vào kênh tiết kiệm hay dồn về những ngân hàng niêm yết biểu lãi suất cao. Tăng trưởng huy động vẫn đi sau, chênh lệch xa so với tăng trưởng tín dụng và các ngân hàng vẫn đang mải miết cuộc đua điều chỉnh lãi suất liên tục cho thấy điều này.

Tiền cũng không đi vào thị trường chứng khoán khi lần đầu tiên sau 2 năm, thanh khoản chứng khoán có phiên về dưới mốc chỉ còn hơn 8.000 tỷ đồng. Mặc dù VN-Index trong tuần đã suýt đánh rơi mốc 1.000 điểm nhưng cuối cùng vẫn chốt ở ngưỡng có thể kỳ vọng dễ gần với 1.100 điểm trong tuần sau là tín hiệu tích cực, song thanh khoản tụt dốc cho thấy nhà đầu tư vẫn hết sức thận trọng, kể cả khi nhiều cổ phiếu đã có thị giá gần như là “dao rơi” chạm đáy thấp.

>>>Tiền đang đi đâu?

Biến động kịch tính theo thông tin thị trường vẫn là nhóm cổ phiếu vua, như một phản ứng nhất thời trước các vụ việc dường như đang tiếp tục nối tiếp câu chuyện Tân Hoàng Minh, FLC, Louis Holdings… và cho thấy không có “vùng cấm” trong quyết tâm làm lành mạnh hóa thị trường vốn. 

Bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền và ông Nguyễn Thanh Lâm, Phòng Nghiên cứu Phân tích KCN CTCK Maybank (MSVN), nhận định là thị trường chứng khoán Việt Nam, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân dường như đã quá hoảng sợ về các vấn đề vĩ mô phức tạp khi họ không hiểu động lực và tác động từ những diễn biến này. 

Tâm điểm cổ phiếu vua

Hai phiên giao dịch đầu tuần, cổ phiếu ngân hàng hầu hết giảm hết biên độ và nhiều mã lùi xa vùng giá 2x. Khép lại phiên ngày 11/10, MSB, STB, SHB, LPB, MBB, TCB, TPB, NVB, STB giảm mạnh hết và gần hết biên độ. Các cổ phiếu bank đều gần như “trắng bên mua”. Các cổ phiếu ngân hàng khác cũng có nhịp giảm “đều” như SGB (-4%), TCB (-4,5%), VPB (-3,9%), OCB (-2,8%)... trong khi hiếm hoi ngân hàng “nhí” le lói sắc xanh.

Chứngp/khoán Việt Nam đã có định giá về mức khá rẻ. Vấn đề hiện tại chỉ là

Chứng khoán Việt Nam đã có định giá về mức khá rẻ. Vấn đề hiện tại chỉ là "trông" dòng tiền. (Nguồn thống kê: MSVN)

Nếu tính từ đầu tháng 10 đến 11/10, những cổ phiếu ngân hàng có các phiên phiên liên tục nằm sàn đã giảm rất mạnh như TCB giảm 26,15%, TPB giảm 22,6%, LPB giảm 26,8%....

Nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước cũng không thể đứng ngoài xu thế khi trong một phiên, cổ phiếu VCB giảm 4,76%, BID giảm 5%, CTG giảm 4,35%. 

Ngay cả EIB sau nhiều tuần đóng vai cổ phiếu ngược thị trường với thông tin xoay quanh động thái thoái vốn của nhóm Thành Công Group, cũng khó tránh giảm gần 5% trong độ chao đảo của thị trường.

Cổ phiếu vua có thể nói đã thành “tội đồ” đưa VN-Index về sát rạt chỉ cách mốc 1.000 trong 6,2 điểm sau vụ việc bắt Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ngưỡng tâm lý quan trọng nhất của thị trường trở nên mong manh hơn bao giờ hết và cũng phản ánh tâm lý của nhà đầu tư đang khá “tàu lượn” trong những phiên giao dịch. 

Tuy nhiên, sự “khởi nghĩa” lấy lại vị thế của nhóm cổ phiếu vua và VN-Index bật lên tiếp các phiên ngay sau đó cho đến chốt tuần, rất đáng mừng đã phản ánh mức độ tâm lý ổn định hơn của thị trường, cũng như khả năng thẩm thấu những tác động đối với nhà đầu tư giờ đây đã nhanh hơn, sớm hướng về tính chính xác, hiệu quả. 

Một chuyên gia cho rằng tuy thị trường trước đây rất nhạy cảm với các tin đồn vẫn đang tiếp tục còn đó với câu chuyện thực tế quanh một vài mã vốn hóa lớn có tính chi phối VN-Index cao (như trường hợp NVL trong tuần qua)  nhưng với chính sách điều hành của các nhà quản lý tiền tệ hết sức minh bạch, uyển chuyển, rõ ràng, và kỷ luật, pháp luật của thị trường là thượng tôn, lợi ích của nhà đầu tư được bảo vệ, thì những rung lắc vì biến động rất nhanh sẽ sớm ngừng. Theo đó thị trường sớm được trả về khung đã định. Dù vậy, xu hướng của thị trường ra sao, còn phụ thuộc không chỉ vào “độ quen” các tin có tính dễ “sốc”, hay nói cách khác là khả năng miễn nhiễm dần của nhà đầu tư với những tin đồn, mà bị chi phối rất lớn từ việc nhà đầu tư thực sự đánh giá ra sao về áp lực hay cơ hội đối với các nhóm cổ phiếu, đặc biệt các nhóm trụ trên thị trường, tới đây.

“Mặc dù thị trường chứng khoán đã có sự dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn, nhưng thanh khoản sẽ là một tín hiệu rất cần được theo dõi. Tương tự như vậy ở thị trường tiền tệ, chắc chắn vai trò dẫn dắt của các ngân hàng lớn rất quan trọng khi thị trường có rung lắc nhất định, nhưng thanh khoản của toàn hệ thống và các biện pháp kỹ thuật trung hòa ngắn hạn của cơ quan quản lý cũng rất cần được chú ý mới thực sự có được nhận diện đầy đủ”, chuyên gia đánh giá. 

Bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền và ông Nguyễn Thanh Lâm của MSVN nhận định: "Chúng tôi tin rằng các ảnh hưởng vĩ mô đã phản ánh lên thị trường với P/E trailing của VN-Index đã gần bằng mức năm 2012 khi thi huống xảy ra tương tự với ngành ngân hàng và nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đạt 17,2%. Giá cổ phiếu của các ngân hàng cũng đã giảm xuống mức thấp như trong giai đoạn 2011-2012.. Tuy nhiên, với áp lực từ call margin và các sóng gió toàn cầu gây ra áp lực lên tỷ giá vẫn đang gia tăng, chúng tôi cho rằng thị trường trong ngắn hạn và trung hạn sẽ không phục hồi nhanh từ mức này. Cần có thời gian để hấp thụ tin tức và hồi phục. Nhưng với sự kiện 10 năm mới lặp lại này là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu tốt với mức giá thấp”.

Có thể bạn quan tâm

  • Áp lực pha loãng cổ phiếu ngành chứng khoán từ các đợt tăng vốn khủng

    Áp lực pha loãng cổ phiếu ngành chứng khoán từ các đợt tăng vốn khủng

    05:30, 01/10/2022

  • Ngành Chứng khoán: Dịch vụ môi giới khách hàng tổ chức rơi vào tay ai?

    Ngành Chứng khoán: Dịch vụ môi giới khách hàng tổ chức rơi vào tay ai?

    05:35, 30/09/2022

  • Thị trường biến động, lợi nhuận của nhóm ngành chứng khoán sẽ ra sao?

    Thị trường biến động, lợi nhuận của nhóm ngành chứng khoán sẽ ra sao?

    05:27, 28/09/2022



(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Tuần cổ phiếu ngân hàng biến động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO