Tài chính tiêu dùng - "Trụ" của kỳ vọng phục hồi tăng trưởng năm 2024

HOÀNG HUY, CFA & NGUYỄN HOÀNG MINH, CFA, FRM - MSVN 26/01/2024 05:03

Trong khi chi tiêu của Chính phủ là động lực chính của nền kinh tế trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng tiêu dùng nội địa sẽ trở lại làm động lực chính trong năm 2024.

>>>Cần có trần lãi suất vay tiêu dùng và sàn giao dịch nợ xấu tiêu dùng

Gia tốc phục hồi tăng trưởng

Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sau khi mở cửa trở lại đã gặp phải những gờ giảm tốc trong năm 2022 – 23 do các biện pháp thắt chặt quy định đối với thị trường trái phiếu trong nước và những trở ngại toàn cầu về việc đồng USD mạnh lên kể từ cuối năm 2022.

nhìn vào xu hướng hiện tại của thu nhập cá nhân và tài sản tiết kiệm, chúng tôi tin rằng tiềm năng dài hạn của tiêu dùng nội địa vẫn không thay đổi

Nhìn vào xu hướng hiện tại của thu nhập cá nhân và tài sản tiết kiệm, chúng tôi tin rằng tiềm năng dài hạn của tiêu dùng nội địa vẫn không thay đổi. (Nguồn ảnh minh họa: MSN)

Một loạt các biện pháp tài khoá và tiền tệ hỗ trợ (như miễn, giảm và giãn thuế, tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và cắt giảm lãi suất chính sách được thực hiện trong đại dịch Covid đã được tái áp dụng trong nửa đầu năm 2023. Mặc dù tác động lan tỏa của việc đồng USD mạnh lên và sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thanh khoản giữa các doanh nghiệp bất động sản trong nước vẫn là gánh nặng cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong năm 2023, chúng tôi nhận thấy nền kinh tế vẫn có những “chồi xanh” nhờ chi tiêu chính phủ.

Cho năm 2024, chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ chứng kiến sự phục hồi ổn định hơn, được thúc đẩy bởi tiêu dùng cải thiện khi xuất khẩu lấy lại đà tăng, tình hình tài chính của người tiêu dùng lành mạnh hơn trong khi việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản nếu thành công sẽ là động lực cho sự phục hồi đang diễn ra của ngành.

Xuất khẩu phục hồi

Vì Việt Nam là một trong những quốc gia cởi mở nhất thế giới (ngoại thương tương đương 200% GDP), xuất khẩu tạo ra một trong những nguồn thu nhập chính cho người tiêu dùng nội địa. Điều này phần nào giải thích tại sao tiêu dùng nội địa suy yếu trong hầu hết năm 2023 khi xuất khẩu giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, xét trên cơ sở hàng tháng, chúng tôi nhận thấy sự cải thiện dần dần khi xuất khẩu tăng 13,1% so với cùng kỳ trong tháng 12 năm 2023, tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp, và mức tuyệt đối đang trên đường trở lại mức đỉnh được ghi nhận trong nửa đầu năm 2022.  

>>>Nhiều TCTD cắt giảm cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu phát sinh

>>>Giải pháp thúc đẩy cho vay tiêu dùng trong năm 2024

Nhìn về phía trước, chúng tôi kỳ vọng một triển vọng sáng sủa hơn cho năm 2024 với 5 động lực tăng trưởng, bao gồm: (1) tăng trưởng mạnh mẽ của Hoa Kỳ, thúc đẩy bởi chính sách tài khóa tích cực và chính sách công nghiệp mạnh mẽ hơn; (2) sự chuyển dịch sang tiêu thụ hàng hoá khi “chi tiêu trả thù” (revenge spending) cho dịch vụ trong nước giảm dần; (3) sự phục hồi của ngành điện tử toàn cầu; (4) mức tồn kho bán lẻ thấp của Mỹ; và (5) giá hàng hoá và “chip” toàn cầu chạm đáy sẽ nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Nói rộng hơn, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) đang tăng tốc, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ ở mức trung bình trong thời gian tới và Mỹ được dự báo sẽ hạ cánh mềm trong nửa đầu năm 2024, theo đồng thuận Bloomberg. Các nền kinh tế này là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất các hàng hoá của Việt Nam và sự phục hồi của họ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho hoạt động thương mại và nền kinh tế Việt Nam.

Tài chính tiêu dùng đang được cải thiện

Kết hợp với nhu cầu bị dồn nén sau khi mở cửa trở lại do Covid, sự bùng nổ trên thị trường vốn và bất động sản đã làm tăng niềm tin của người tiêu dùng và do đó thúc đẩy mức tiêu thụ hàng hóa không thiết yếu (như điện thoại di động và ô tô, v.v.) lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2022. Sau đó, sự đổ vỡ không thể tránh khỏi của các thị trường này đã đảo ngược hiệu ứng tài sản (wealth effect) trước đó, khiến mức tiêu dùng nội địa bị sụt giảm hai con số vào năm 2023.

Tuy nhiên, nhìn vào xu hướng hiện tại của thu nhập cá nhân và tài sản tiết kiệm, chúng tôi tin rằng tiềm năng dài hạn của tiêu dùng địa phương vẫn không thay đổi.

Về mặt thu nhập, chúng tôi sử dụng các khoản thanh toán thuế thu nhập cá nhân làm đại diện. Năm 2020, do tình trạng sa thải công nhân bởi dịch Covid và việc thực hiện cơ chế thuế thu nhập cá nhân mới (trong đó trợ cấp cá nhân và người phụ thuộc được tăng lên 11 triệu đồng [từ 9,0 triệu đồng trước đây] và 4,4 triệu đồng [từ 3,6 triệu đồng] cho khấu trừ thuế), các khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp chỉ tăng 5,2% so với cùng kỳ từ mức +15-20% mỗi năm trong những năm trước. Nhưng vào năm 2022, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đã tăng 28% so với cùng kỳ nhờ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản. Mặc dù giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước do mức cơ sở cao của năm 2022, các khoản thanh toán thuế thu nhập cá nhân trong 9 tháng đầu năm 2023 vẫn đi đúng hướng với tốc độ tăng trưởng dài hạn (đường xu hướng hồi quy 2015-2019, dựa trên dữ liệu điều chỉnh theo mùa).

Về tiết kiệm, sự bùng nổ nói trên đã khiến cho tiền từ tài khoản tiết kiệm bị rút mạnh trong giai đoạn 2020-2022. Nhưng sự đổ vỡ sau đó đã đảo chiều trong năm 2023, kéo tiền gửi ngân hàng cá nhân trở lại đường xu hướng dài hạn của chúng khi những bất ổn về kinh tế thúc đẩy việc tiết kiệm với sự thận trọng.

Mặc dù các khoản thanh toán thuế thu nhập cá nhân cho thấy không có thay đổi cơ bản nào trong xu hướng thu nhập cá nhân dài hạn, nhưng việc tiết kiệm thận trọng không chỉ giúp người tiêu dùng chuẩn bị đầy đủ cho những trở ngại mới mà còn cho phép chúng ta kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh hơn trong tương lai. Khảo sát của Kantar cho thấy trong quý III năm 2023, một số hộ gia đình không còn gặp khó khăn về tài chính và tình hình khả quan trở lại, điều này có thể cho thấy người tiêu dùng địa phương đang ở trong tình trạng tài chính lành mạnh hơn so với cuối năm 2022 sau sự sụp đổ của thị trường vốn và bất động sản.

Trong khi chi tiêu của chính phủ (+44% trong 9 tháng đầu năm 2023) là động lực chính của nền kinh tế trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng tiêu dùng nội địa sẽ trở lại làm động lực chính trong năm 2024 nhờ các yếu tố: (1) xuất khẩu tăng trưởng trở lại; và (2) tình hình tài chính của hộ gia đình ổn định hơn. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang dần hồi phục, và làn sóng phát hành cổ phiếu sắp tới (nếu thành công) sẽ là cú hích cho ngành này.

Khác với năm 2023, chúng tôi dự báo kinh tế tăng trưởng ổn định hơn trong năm 2024. GDP của Việt Nam được dự báo tăng lên 5,8% n/n trong năm 2024 từ mức 5,05% trong năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

  • Những chuyển biến đáng chú ý trong thói quen tiêu dùng của người Việt

    Những chuyển biến đáng chú ý trong thói quen tiêu dùng của người Việt

    10:29, 24/01/2024

  • Kỳ vọng thị trường tiêu dùng, Jetro đưa sản phẩm Nhật vào kênh bán lẻ Việt Nam

    Kỳ vọng thị trường tiêu dùng, Jetro đưa sản phẩm Nhật vào kênh bán lẻ Việt Nam

    16:11, 25/01/2024

  • Chống buôn lậu, gian lận thương mại: Đặt quyền lợi người tiêu dùng làm trọng tâm

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại: Đặt quyền lợi người tiêu dùng làm trọng tâm

    11:00, 12/01/2024

  • Ngày 11/1, Diễn đàn: Chống buôn lậu, gian lận thương mại - uy tín doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng

    Ngày 11/1, Diễn đàn: Chống buôn lậu, gian lận thương mại - uy tín doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng

    11:30, 11/01/2024

  • Ba xu hướng định hình

    Ba xu hướng định hình "hành trình kỹ thuật số" ngành hàng tiêu dùng

    04:00, 04/01/2024

  • Cathay United Bank của Đài Loan hướng đến tài chính tiêu dùng tại Việt Nam

    Cathay United Bank của Đài Loan hướng đến tài chính tiêu dùng tại Việt Nam

    17:00, 04/01/2024

  • Tiêu dùng tư nhân là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế

    Tiêu dùng tư nhân là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế

    04:16, 09/01/2024

  • Giải pháp thúc đẩy cho vay tiêu dùng trong năm 2024

    Giải pháp thúc đẩy cho vay tiêu dùng trong năm 2024

    05:08, 02/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tài chính tiêu dùng - "Trụ" của kỳ vọng phục hồi tăng trưởng năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO