Tại sao quỹ ngoại liên tục mua đi bán lại cổ phiếu SVC?

Nguyễn Long 08/08/2018 04:30

Liên tục trong thời gian ngắn vừa qua, hàng loạt quỹ ngoại đã liên tục mua, bán cổ phiếu SVC của CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (HOSE: SVC).

ĐHĐCĐ thường niên 2018 của SVC

ĐHĐCĐ thường niên 2018 của SVC

Ngày 31/07 vừa qua, Quỹ đầu tư Jom Silkkitie Asia đã bán 220.000 cổ phiếu SVC, trong khi đó Endurance Capital Vietnam I lại mua được đúng bằng con số trên trong tổng đăng ký mua 350.000 cổ phiếu SVC. Cả hai giao dịch được thực hiện qua phương thức thỏa thuận.

Sau giao dịch, Quỹ đầu tư Jom Silkkitie Asia giảm sở hữu tại SVC từ 1.276.040 cổ phiếu (5,1%) xuống còn 1.056.040 cổ phiếu (1,7%) và không còn là cổ đông lớn của SVC. Trong khi đó, Endurance Capital Vietnam I tăng sở hữu tại SVC từ 662.690 cổ phiếu (tỷ lệ 5,1%) lên 882.690 cổ phiếu (3,53%). Được biết, đây là Quỹ đầu tư hoạt động tại Anh do ông Lars Johan Gerard De Geer phụ trách điều hành.

Có thể bạn quan tâm

  • Năm 2016, SVC đưa chỉ tiêu doanh thu đạt 11.000 tỷ đồng

    Năm 2016, SVC đưa chỉ tiêu doanh thu đạt 11.000 tỷ đồng

    13:55, 03/04/2016

  • 3 quỹ ngoại đầu tư vào startup bất động sản Việt Nam

    3 quỹ ngoại đầu tư vào startup bất động sản Việt Nam

    04:05, 25/07/2018

  • Vì sao quỹ ngoại liên tục đổ tiền vào Đông Nam Á?

    Vì sao quỹ ngoại liên tục đổ tiền vào Đông Nam Á?

    11:30, 30/06/2018

  • "Gỡ khó" cho quỹ ngoại ở Việt Nam

    10:45, 14/06/2018

Trước đó, ngày 21/06/2018, Quỹ Probus Opportunities cũng đã bán ra 275.000 cổ phiếu SVC, giảm nắm giữ từ 2.192.250 cổ phiếu (8,77%) xuống còn 1.917.250 cổ phiếu (7,67%)...

Theo một số chuyên gia, việc các quỹ ngoại liên tục mua đi bán lại cổ phiếu SVC chủ yếu là do họ tái cơ cấu danh mục đầu tư, chứ không phải do doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả. 

Theo BCTC hợp nhất quý 2/2018 của SVC, doanh thu thuần giảm 12%, đạt 3.156 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cũng giảm 14% ghi nhận 2.931 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp đạt 225 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ.

Doanh thu và chi phí tài chính lần lượt giảm mạnh 75% và 29% so với cùng kỳ, ghi nhận 1,2 tỷ đồng và 16 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 6% xuống 108 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17% lên 66 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận khác giảm 63% nhưng cũng đóp góp đáng kể vào lợi nhuận sau thuế quý 2 của SVC khi tăng mạnh 80% so cùng kỳ, đạt hơn 35 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của SVC giảm 9%, đạt 6.141 tỷ đồng, nhưng lãi ròng lại tăng đến 66% lên  hơn 66 tỷ đồng. So với kế hoạch được cho là “quá thận trọng” thì chỉ trong 2 quý đầu năm, SVC đã thực hiện được 43% kế hoạch doanh thu và 80% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Mục tiêu chính của SVC trong năm 2018 là mở rộng mạng lưới kinh doanh. Theo đó, SVC triển khai và đưa vào hoạt động thêm 7 đại lý mới, trong đó có 1 đại lý do SVC trực tiếp đầu tư và 6 đại lý còn lại thông qua các thành viên trong hệ thống. Theo định hướng của HĐQT, đến cuối năm 2018, SVC sẽ có ít nhất 47 đại lý ô tô trên cả nước.

Trong tháng 2/2018, Trung tâm thương mại SAVICO Megamall của SVC đã đưa vào hoạt động cụm rạp chiếu phim hiện đại. Bên cạnh đó, SVC đã tiến hành hợp nhất CTCP OTOS với Carmudi vào ngày 23/04/2018 với mục tiêu đưa Carmudi và OTOS trở thành đơn vị kinh doanh ô tô online số 1 tại thị trường Việt Nam.

Đối với lĩnh vực bất động sản, SVC sẽ nỗ lực hoàn tất chuyển nhượng dự án 104 Phổ Quang cho Novaland, hoàn thành xây dựng bờ kè và cảnh quan công trình dự án Hiệp Bình Phước-Tam Bình, đồng thời khai thác các nền nhà liền kế để tăng doanh thu. Công ty cũng sẽ tìm đối tác để hợp tác hoặc cho thuê và xây dựng trường mầm non.

Ngoài ra, SVC sẽ tìm kiếm đối tác để cho thuê phần diện tích còn lại của dự án Nam Cẩm Lệ, hoàn tất xây dựng kho 403 Trần Xuân Soạn. Về dự án Mercure Sơn Trà, SVC sẽ theo dõi kết luận của Thanh tra Chính phủ và có giải pháp phù hợp.

Trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu SVC đã ghi nhận mức giảm hơn 14%, hiện đang giao dịch quanh mức 45.000 đồng/cp. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tại sao quỹ ngoại liên tục mua đi bán lại cổ phiếu SVC?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO