Taliban đủ sức tái thiết Afghanistan hòa bình?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 17/08/2021 06:00

Taliban đã chiến thắng ở Afghanistan nhưng thái bình chưa dễ dàng đến với 40 triệu dân nước này.

Nhiều quốc gia phương Tây gấp rút sơ tán công dân nước mình, đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động Đại sứ quán

Nhiều quốc gia phương Tây gấp rút sơ tán công dân nước mình, đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động Đại sứ quán

Taliban đã tuyên bố kết thúc chiến tranh sau khi dễ dàng chiếm lấy thủ đô Kabul mà không vấp phải sự kháng cự nào từ quân chính phủ đương nhiệm, Tổng thống Ghani chạy sang Pakistan và từ chức.

Như vậy, cùng với việc Mỹ rút quân, đất nước Afghanistan lại trở về trong tay Taliban, nhóm phiến quân được hình thành từ sinh viên, thanh niên, đại diện cho Hồi giáo dòng Sunni, từng lưu lạc mấy thập kỷ khi Mỹ lật đổ chế độ cộng sản tại Afghanistan.

Đương kim Tổng thống Joe Biden đang cố gắng giải quyết mớ bòng bong Trung Đông, kết thúc cuộc chiến ngày càng không rõ ràng mục tiêu. Giờ đây, người Mỹ hết động lực đến mức mong Taliban đừng động vào đại sứ quán ở Kabul.

Sau sự kiện 11/9/2001 người Mỹ đã tấn công Afghanistan lật đổ chế độ Taliban để dựng lên chính quyền Hamid Karzai, năm 2016 Karzai thoái vị, ông Ashraf Ghani thay thế ngồi vào ghế Tổng thống Afghanistan.

Khi Taliban tấn công vào thủ đô, dù lực lượng không quân mạnh nhưng Tổng thống Ghani đã bỏ đất nước chạy sang Pakistan. “Để tránh đổ máu, tôi nghĩ tốt hơn là nên rời đi”, ông Ghani nói lý do mình bỏ trốn trên Facebook.

Những người ủng hộ cuộc chiến Afghanistan tại Mỹ và châu Âu đã rời xa chính trường từ lâu. Chính phủ mới ở Trung Đông không đủ sức lãnh đạo đất nước, vì vậy con đường hòa bình cho Afghanistan dường như bất định.

Taliban là một trong những “chế độ” độc tài hà khắc nhất thế giới, lấy luật Hồi giáo Sharia làm phương châm hành động. Họ từ chối cung cấp lương thực của Liên Hợp Quốc cho 160.000 dân thường thiếu đói và tiến hành chính sách “tiêu thổ”, đốt cháy những vùng đất màu mỡ rộng lớn và phá hủy hàng chục nghìn ngôi nhà.

Mỹ rút đi vì họ không còn áp lực nhập dầu mỏ nhiều như cách đây 1 thập kỷ, đặc biệt khi Washington thao túng OPEC, sản xuất thành công dầu đá phiến, khuất phục được Iran.

Không có Mỹ cũng không có nghĩa là các vấn đề nội bộ các nước Trung Đông không bị can thiệp bởi bên ngoài. Nhiều cường quốc sẵn sàng nhảy vào thế chân, mặc cả để đổi lấy lợi ích kinh tế.

Bắc Kinh không quên chỉ trích Mỹ rút quân và ngỏ ý kế hoạch “tái thiết hòa bình” cho Afghanistan bằng ủng hộ và viện trợ tài chính. Bước đi rất thức thời vì Trung Quốc nhận định Taliban sẽ kiểm soát đất nước trong nay mai.

Vì thế, Trung Quốc sẵn sàng công nhận Taliban như một “lực lượng quân sự và chính trị nòng cốt”, miễn là điều này có thể bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại Afghanistan.

Lợi ích đa quốc gia chồng chéo, chính trị bất ổn là điềm báo không lành về tương lai hòa bình cho Afghanistan. Họ - đang trở thành phiên bản của Cuba cách đây hơn nửa thế kỷ, khi đó Mỹ nhảy vào đánh quân Tây Ban Nha để bảo vệ các dự án đầu tư tại Cuba.

Các thương thuyết gia của Taliban đã đến Moscow hồi tháng 7, kết quả đàm phán được tiết lộ một phần nhỏ, theo đó quan điểm của Nga là nhóm Taliban không được phép phá hỏng kế hoạch của Nga giữ cho vùng Trung Á nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.

Nga, Trung Quốc bắt đầu có động thái thay thế Mỹ tại Afghanistan

Nga, Trung Quốc bắt đầu có động thái thay thế Mỹ tại Afghanistan

Như vậy, các nước lớn đang hành động theo kiểu “thuận thiên”, họ không chống Taliban, cũng không ủng hộ, miễn có hợp tác đủ để bảo đảm quyền lợi, tầm ảnh hưởng địa chính trị.

Taliban đang phát triển mạnh, có thể thành lập chính phủ mới trong nay mai, nếu luật Sharia được tái sử dụng, sẽ xuất hiện thêm chế độ khác thường ở Trung Đông - niềm tin thánh chiến sẽ bùng dậy.

Chắc chắn, khi đó Nga, Trung Quốc sẽ thành lập liên minh mới chống phiến quân để bảo vệ lợi ích sát sườn của họ,. Như vậy, tình hình chẳng khác gì cách đây 20 năm khi Mỹ và NATO gây chiến sự ở Trung Đông!

Tất cả đều đặt lợi ích quốc gia dân tộc mình lên trước hết, còn gần 40 triệu dân Afghanistan sống dưới nhiều làn đạn, họ đã mất sự lựa chọn. Hứa hẹn hòa bình từ Mỹ chỉ là hão huyền; chế độ do Mỹ dựng lên tỏ ra bạc nhược. Số mệnh của họ phụ thuộc vào thái độ của phiến quân, mặc cả giữa các nước lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • Afghanistan - khi cơn “đau đầu” của người Mỹ tái phát

    Afghanistan - khi cơn “đau đầu” của người Mỹ tái phát

    06:00, 16/08/2021

  • Tương lai mờ mịt của Afghanistan

    Tương lai mờ mịt của Afghanistan

    13:00, 16/08/2021

  • Trung Quốc có khả năng thế chân Mỹ tại Afghanistan?

    Trung Quốc có khả năng thế chân Mỹ tại Afghanistan?

    05:00, 20/04/2021

  • "Ván cược" Afghanistan của Tổng thống Joe Biden

    05:00, 18/04/2021

  • Afghanistan

    Afghanistan "dính đòn" khi Mỹ trừng phạt Iran

    16:30, 29/05/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Taliban đủ sức tái thiết Afghanistan hòa bình?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO