Trung Quốc mạo hiểm "đặt cược" ở Afghnistan

TRƯỜNG ĐẶNG 23/05/2023 04:00

Trung Quốc trở thành cường quốc mới nhất tìm kiếm ảnh hưởng tại Afghanistan trong bối cảnh Bắc Kinh đang muốn thiết lập các môi trường địa chính trị nhằm thử nghiệm trật tự quốc tế mới của mình.

Trung Quốc là cường quốc mới nhất tìm kiếm ảnh hưởng ở Afghanistan

Trung Quốc là cường quốc mới nhất tìm kiếm ảnh hưởng ở Afghanistan

Afghanistan trước tới nay luôn là “miền đất dữ” của các cường quốc. Sau vai trò của Liên Xô ở thập niên 80, Mỹ cũng “sa lầy” tại đất nước Trung Đông trong suốt 20 năm trước khi rút lui vào năm 2021.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức tham vọng của Trung Quốc

Đòn bẩy cho tham vọng của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Afghanistan đã tăng lên đáng kể, bất chấp bối cảnh an ninh đầy bất ổn của Kabul. Tháng 1/2023, một công ty Trung Quốc đã ký một thỏa thuận trị giá 450 triệu USD để thăm dò và khai thác trữ lượng dầu ở miền Bắc Afghanistan. Vào tháng 4, chế độ Taliban tuyên bố đang thảo luận với một công ty Trung Quốc khác để thực hiện việc thăm dò và khai thác trữ lượng lithium của Afghanistan.

Khác với Liên Xô hay Mỹ, “mũi nhọn” để Trung Quốc thâm nhập vào Afghanistan là kinh tế và ngoại giao. Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình đặt nhiều kỳ vọng vào sự hợp tác với chế độ Taliban hiện tại.

Một mặt, Bắc Kinh không che giấu tham vọng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của Afghanistan. Quốc gia Trung Đông rất giàu khoáng sản và tài nguyên như than đá, dầu mỏ, đồng, sắt, lithium và đất hiếm – yếu tố quan trọng cho ngành công nghệ tương lai.

Đồng thời, Afghanistan cũng sẽ đóng vai trò địa chính trị quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, trong bối cảnh đây đang là mắt xích yếu nhất trong liên kết kinh tế của Bắc Kinh kéo dài từ khu vực Tân Cương (Trung Quốc) cho đến châu Âu.

Để thực hiện điều đó, Trung Quốc đã không tiếc tiền đổ vào đầu tư với các sáng kiến rất đa dạng, từ cơ sở hạ tầng đến khai thác mỏ và phát triển năng lượng. Một trong những dự án quan trọng nhất là việc xây dựng một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới ở Aynak.

Các mỏ lithium của Afghanistan là điều mà Bắc Kinh thèm muốn

Các mỏ lithium của Afghanistan là điều mà Bắc Kinh thèm muốn

Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm xây dựng và sửa chữa cầu đường, như sửa chữa Đèo Salang, là minh chứng ban đầu. Các kế hoạch lớn hơn trong tương lai bao gồm tuyến đường sắt và đường cao tốc sẽ liên kết Afghanistan với Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan và Pakistan. Chưa kể, Bắc Kinh cũng đang đầu tư vào các dự án khai thác sắt và vàng, lĩnh vực nông nghiệp, cũng như thăm dò dầu khí.

Chính quyền Taliban vô cùng hào hứng với triển vọng hợp tác với Bắc Kinh. Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ đắc lực cho ngành khai thác mỏ - lĩnh vực sẽ cung cấp cho chính quyền Kabul nguồn lợi khổng lồ.

Chưa kể, nền kinh tế được cải thiện của Afghanistan sẽ cung cấp một cách nhìn khác của người dân và quốc tế về khả năng lãnh đạo của Taliban – vốn bị truyền thông phương Tây đánh giá thấp về năng lực điều hành. Khoản đầu tư của Trung Quốc vào các dự án lithium, ước tính trị giá khoảng 10 tỷ USD, sẽ tạo ra hơn 100.000 việc làm trong vòng 5 năm tới.

Bài toán không đơn giản cho Bắc Kinh

Kỳ vọng là vậy, nhưng môi trường an ninh chính trị tại Afghanistan có thể không đơn giản như tính toán của Trung Quốc.

Trước Bắc Kinh, Mỹ đã đầu tư khoảng 150 tỷ USD cho chính quyền trước đây của Kabul, nhưng kết quả đạt được khá mơ hồ. Cuối cùng, Mỹ vẫn không thể đạt được mục tiêu biến đây trở thành một quốc gia Trung Đông dân chủ kiểu Mỹ như kỳ vọng.

Bất ổn an ninh và chính trị là điều khiến Trung Quốc lo ngại nhất

Bất ổn an ninh và chính trị ở Afghanistan là điều khiến Trung Quốc lo ngại nhất

Các cuộc nổi dậy vũ trang và chính trị là vấn đề đáng lo ngại nhất ở quốc gia này. Đây là điều khiến các thành tựu của Liên Xô và Mỹ bị hủy hoại. Ở thời điểm hiện tại, Taliban mới lên nắm quyền, được các nhà quan sát đánh giá là an toàn cho Trung Quốc. Nhưng không ai dám chắc bất ổn sẽ không xảy ra trong tương lai khi đây là nơi có nhiều quốc gia cạnh tranh ảnh hưởng, gồm Iran, Pakistan, Nga hay Mỹ.

Ông Ahmed Cheema, chuyên gia của The Diplomat và cố vấn an ninh cho Nghị viện Pakistan, nhận xét mối đe dọa chính đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc có thể đến từ chi nhánh của ISIS ở tỉnh Khorasan (ISKP).

Ngoài ra, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề phức tạp, như nạn tham nhũng đã bắt rễ sâu tại đây, hay các thể chế điều hành yếu kém từ trung ương tới địa phương.

Không quản lý được đầu ra của các nguồn đầu tư, Trung Quốc khó có thể tuyên truyền về đóng góp của mình vào sự phát triển kinh tế và xã hội Afghanistan. Như mới đây, lệnh cấm phụ nữ đi học là một dấu hiệu cho thấy quan điểm khác thường của Taliban đối với tiến bộ xã hội.

>>Trung Quốc "tỉnh giấc mộng" sau cuộc họp Tổ chức Hợp tác Thượng Hải?

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang áp dụng bài học quản lý người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào Afghanistan. “Giới lãnh đạo Trung Quốc hy vọng rằng thông qua đầu tư, họ có thể thuyết phục Taliban hạn chế các cơ chế đặc biệt trong quản lý, cũng như không xuất khẩu những quan điểm này sang phần còn lại của khu vực”, ông Cheema nhận xét.

Nhưng với sự phức tạp trong lợi ích của các nhóm, việc quản lý rủi ro tại Afghanistan sẽ khó khăn hơn nhiều cho Trung Quốc. Như các chuyên gia nhận định, sẽ cần thời gian để đánh giá kết quả "ván cược" của Bắc Kinh tại một trong những vùng đất bất ổn nhất trên thế giới. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hội nghị G7 2023: Ba

    Hội nghị G7 2023: Ba "đòn hiểm" với Trung Quốc

    04:00, 22/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức tham vọng của Trung Quốc

    Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức tham vọng của Trung Quốc

    03:30, 20/05/2023

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "thu mình", ưu tiên nội lực kinh tế

    02:30, 19/05/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Hé lộ

    Chiến sự Nga- Ukraine: Hé lộ "đối sách" của Trung Quốc

    04:30, 18/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trung Quốc mạo hiểm "đặt cược" ở Afghnistan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO