Việc sắp xếp tinh gọn bộ máy địa phương đang diễn ra quyết liệt. Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới, bước ngoặt mới, từng địa phương phải vươn lên khẳng định chính mình.
Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới, bước ngoặc mới, từng địa phương phải vươn lên tự khẳng định chính mình. Các vấn đề về thương hiệu địa phương, quản trị địa phương, nâng cao hiệu quả quản trị và nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương đang lại đặt ra thật cần thiết và cấp bách.
Việc đầu tiên bao giờ cũng là thiết kế làm mới bộ mặt nhận diện, biểu trưng của thương hiệu, trong đó thường có cả motto tức thông điệp tầm nhìn cốt lõi. Trong giai đoạn vừa qua hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có ý thức về thiết kế bản sắc thương hiệu cho địa phương, bao gồm tập hợp hợp các yéu tố nhận diện vật lý, nhận diện hình thể, biểu trưng vật biểu hay linh vật.
Riêng vấn đề thiết kế linh vật hay vật biểu cho thương hiệu địa phương phản ánh bản sắc độc đáo hay thể hiện tính cách thương hiệu địa phương thì còn khá mới mẻ. Tâm lý những người làm thiết kế lâu nay thường hay có tư duy lệch về (một là) tả thực, hoặc (hai là) trừu tượng hoá vật thể. Hay đối tượng thiết kế đến mức khó hiểu cho số đông công chúng đa văn hoá.
Việc thiết kế biểu trưng ngày nay thường theo phong cách tối cảnh và đương đại, chúng ta có thể liên tưởng đến (logo) I Love New York với hình quả tim nàu đỏ, sẽ hiểu được phong cách tối giản và ẩn dụ đương đại của biểu trưng này. Theo phong cách Nhật bản thì thường ảnh hưởng bởi phong cách Anime các nhân vật hoạt hình theo tính cách của robot hay phong cách gợi cảm.
Tư duy địa phương của Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi văn hoá phong kiến (Khổng giáo) theo bố cục thứ bậc và khuôn thiết, và gần đây là phong cách đồ hoạ tranh cổ động (propaganda), rất cần được chú ý để tránh sa đà vào tư duy cũ.
Rất cần có sự góp sức của các nhà thiết kế tiên phong, có năng lực và tầm nhìn quốc tế. Đơn cử như NTK Nguyễn Tri Phương Đông (Hoa Kỳ), hay các giám đốc sáng tạo chuyên nghiệp thế hệ trẻ được đào tạo bởi các lò uy tín từ các Agency tên tuổi, nhất là tránh chỉ dựa vào các cuộc thi thiết kế, mà không có sự tham vấn hay nâng cấp cho các tác phẩm. Sau đó quan trọng lại là khâu thẩm định hàng trăm tác phẩm biểu trưng mà nếu thiếu bộ tiêu chí đánh giá sẽ rất khó để chọn lựa hay từ chối một tác phẩm về tính độc đáo và tính phù hợp của nó.
Một vấn đề quan trọng kế tiếp đó là xây dựng mô hình chiến lược và tập hợp giá trị cốt lõi (thương hiệu) địa phương. Một lần trong các bài viết cùng chủ đề, tôi xin giới thiệu mô hình Lục giác của Simon Anholt (hình bên dưới, bản dịch tiếng Việt). Theo mô hình tiêu biểu chúng ta thấy việc xác lập bộ tiêu chí là rất quan trọng là tập hợp các giá trị kỳ vọng và theo đuổi (quan hệ biện chứng). Trong đó giá trị theo đuổi mang tính nội tại, do nhận thức về tầm nhìn chiến lược và lợi thế của địa phương; giá trị kỳ vọng là những điều mà người dân mong chờ là khát vọng chung của địa phương, kể cả du khách và nhà đầu tư…
Như có lần đề cập, ở góc độ quản trị định lượng (quantitative) bao gồm thiết lập bộ tiêu chí (attributes) hay là tập hợp thành tố giá trị bản sắc thương hiệu, là việc cần làm đới với bất kỳ thực tể thương hiệu thành công nào, từ một tổ chức, một sản phẩm dịch vụ hay một địa phương. Tuy nhiên tập hợp 6 nhóm giá trị như đề cập của Simon Anholt, không nhất thiết phải rập khuôn cho mọi địa phương, hoàn toàn có thể định nghĩa chi tiết các yếu tố cấu thành theo đặc thù của địa phương mình. Theo đó một địa phương có thế mạnh về thu hút đầu tư sẽ khác với một địa có cảnh quan di sản và du lịch. Điều này ảnh hưởng đến việc định vị thương hiệu địa phương rất nhiều.
Về chiến lược truyền thông quảng bá, cần chú ý nhất đó là 3 lĩnh vực: (1) lĩnh vực nội dung, 2) lĩnh vực sự kiện và 3) hoạt động truyền thông mạng xã hội. Trong xu hướng tất yếu của truyền thông mạng xã hội hiện nay, mọi người dân đều có thể trở thành một đơn vị truyền thông, do đó công tác quảng bá thương hiệu địa phương chuyển hướng khuyến khích các hoạt động mạng xã hội của người dân, cung cấp cho họ những thông tin chính sách, chia sẻ các vấn đề tồn tại hay mục tiêu kỳ vọng, chia sẻ kiến thức văn hoá lịch sử, ngôn ngữ và kỹ năng hình ảnh…
Ngoài ra việc tổ chức sự kiện thật sự là một quy trình rất chuyên nghiệp (event & sponsorship management) được đào tạo bài bản trong các chương trình đại học (hay cao học) của ngành truyền thông quốc tế, lãnh đạo địa phươbg rất cần tham vấn các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Một dự truyền thông & sự kiện, nếu được hoạch định tốt và sáng tạo, am hiểu về truyền thông và cơ chế tài trợ hay xã hội hoá, hoàn toàn có thể thực hiện mà không tốn kém ngân sách của nhà nước, thậm chí còn có thể tạo ra nguồn thu từ bản quyền truyền thông, và rất nhiều hiệu quả khác về kinh tế xã hội và đầu tư.
Trong gần 20 năm qua chương trình đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã đóng góp rất nhiều cho việc quản trị hiện thực hoá và nâng cao giá trị thương hiệu địa phương. Khi chuyển sang cấu tr1c sáp nhập tỉng thành nới, chắc chắn sẽ có sự dao động trong kết quả đánh giá trong 1, 2 năm đầu khi chuyển đồi, địa phương mạnh sẽ gánh lấy những điểm yếu của địa phương được sáp nhập. Theo đó rất cần phát huy những điểm mạnh sẵn có và hỗ trợ khắc phục những điểm kém (trung bình cộng) sau khi sáp nhập.
Điều quan trọng trong việc “tái định vị” bản sắc thương hiệu địa phương nới sẽ gặp những thách thức thú vị.
Một là, sự hội tụ bản sắc, ví dụ như giữa rừng và biển, giữa công nghệ cao và nông nghiệp & sinh thái; giữa giá trị truyền thống và hiện đại… sẽ phát sinh tại rất nhiều địa phương.
Hai là, sự khác biệt về quan điểm, cả từ phía lãnh đạo lẫn người dân của 2 tỉnh thành khi sáp nhập lại với nhau, cả về tên gọi, xác lập giá trị bản sắc ưu việt, hay tầm nhìn chiến lược.
Ba là, sự cần thiết tái quy hoạch hạ tầng, vừa là thách thức vừa là cơ hội phát triển. Theo đó địa bàn kinh doanh và các hoạt động hành chính sẽ bị xáo trộn, nhưng nếu biết khai thác sẽ có nhiều hướng tích hơn, hiệu quả hơn.
Điều cuối cùng tôi muốn nêu ra trong bài viết này, vốn đã hình thành trong quá khứ và sẽ là một đề tài nóng hổi trong tâm thức người dân nhiều nơi. Đó là khái niệm thương hiệu địa danh (phi hành chính). Xuất phát từ đề tài tên gọi Sài Gòn từ sau 1976 khi đổi tên mới chính thức là thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có những cái tên vốn là thương hiệu địa danh nổi tiếng bị “xoá sổ”… Điều này luôn mang lại những niềm tiếc nối, không phải là không có sở cả về thực tiễn và lý luận. Đó là sự mai một những giá trị lịch sử và văn gắn liền với cái tên đó.
Do vậy bên cạnh việc xây dựng theo cấu trúc hành chính mới vốn rất rõ ràng và có ngân sách hỗ trợ chính thức và cần đượu ưu tiên. Nhưng địa phương (lực lượng ngoài chính quyền), tức cá nhân hay NGO, cần theo đuổi các mô thức thương hiệu văn hoá, lịch sử di sản của địa phương. Ví dụ như Quảng Nam sẽ bị xoá tên (thành phố Đà Nẵng) nhưng “thương hiệu Quảng Nam” vẫn có thể được gìn giữ bằng những hình thức phi chính phủ; theo cơ ché xã hội như hiệp hội bảo tồn văn hoá, câu lạc bộ văn hoá, hay một hình thức tương tự khác, hoàn toàn chuyên nghiệp và tự quản với ngân sách tự đóng góp, với sự đồng thuận về cơ chế (PPP) từ lãnh đạo và hội đồng nhân dân. Sự sáp nhập địa phương 2025 này đang mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển vươn tầm cho thương hiệu địa phương.