Tận dụng đơn hàng ngắn chờ phục hồi

Lê Tuấn ghi 08/02/2023 02:30

Doanh nghiệp có thể chuyển hướng sản xuất sang những mặt hàng giá trị thấp hơn, đồng thời đa dạng hóa thị trường giữ nhịp độ sản xuất.

Ông Vũ Ðức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Mặc dù sản xuất chững lại trong ba tháng cuối năm nhưng mức tăng trưởng cao trong ba quý trước đó đã giúp ngành dệt may cán đích xuất khẩu hơn 44 tỷ USD, tăng khoảng 10% so năm 2021. Mỹ vẫn là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất, với hơn 18 tỷ USD. Kế đến là Hàn Quốc 4,2 tỷ USD, Nhật Bản và Trung Quốc...

Nhưng trong quý I/2023, số đơn hàng giảm từ 25 đến 27% do sức mua toàn cầu giảm, doanh nghiệp làm hàng gia công chịu áp lực lớn hơn. Do đó, doanh nghiệp có thể chuyển hướng sản xuất sang những mặt hàng giá trị thấp hơn, đồng thời đa dạng hóa thị trường giữ nhịp độ sản xuất. Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả các đơn hàng ngắn để bảo đảm duy trì sản xuất và giữ chân người lao động; nghiên cứu khả năng chuyển đổi mặt hàng theo nhu cầu thị trường. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Ngược dòng” khó khăn của ngành dệt may, TCM lãi đậm

    “Ngược dòng” khó khăn của ngành dệt may, TCM lãi đậm

    04:50, 06/02/2023

  • “Xanh hóa” ngành dệt may

    “Xanh hóa” ngành dệt may

    02:00, 31/01/2023

  • Áp lực lạm phát sẽ tiếp tục thách thức thị trường dệt may 2023

    Áp lực lạm phát sẽ tiếp tục thách thức thị trường dệt may 2023

    03:40, 26/01/2023

  • Doanh nghiệp dệt may cần làm gì trong năm 2023?

    Doanh nghiệp dệt may cần làm gì trong năm 2023?

    03:40, 20/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tận dụng đơn hàng ngắn chờ phục hồi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO