Tăng cường giải pháp đối phó với nguy cơ phòng vệ thương mại

Diendandoanhnghiep.vn Trước tình hình phòng vệ thương mại (PVTM) ngày càng phức tạp, việc chia sẻ thông tin, phối hợp xử lý các vụ việc cũng như các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm đang được đẩy mạnh triển khai.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa qua đã có thông báo cuối cùng về vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép cán nguội (CRS) và thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam có nguyên liệu đầu vào từ Hàn Quốc và Đài Loan-Trung Quốc (Đài Loan). Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ tiếp tục thu thuế đối với các mặt hàng thép của Việt Nam với những lô hàng thép CR và CORE xuất khẩu từ Việt Nam không chứng minh được xuất xứ của nguyên liệu thép cán nóng bị áp mức thuế lên đến 456% (mức thuế Hoa Kỳ đang áp dụng với thép Trung Quốc).

Thép là một trong những mặt hàng đối diện với nguy cơ phòng vệ thương mại

Thép là một trong những mặt hàng đối diện với nguy cơ phòng vệ thương mại

Hoa Kỳ đánh thuế, Việt Nam thiệt hại gì?

Nếu doanh nghiệp bị xác định nguyên liệu cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan sẽ bị áp thuế tương ứng của Hàn Quốc (29,4% với thép CORE; 24,2% với thép CRS) và Đài Loan (10,34% với thép CRS). Tuy nhiên, nếu các DN chứng minh được nguyên liệu sản xuất là của Việt Nam hoặc các nước/vùng lãnh thổ ngoài 03 nguồn trên sẽ không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế (tức là không phải nộp thuế).

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sưa – Nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam phân tích, việc đánh thuế tương tự đã từng được Hoa Kỳ thực hiện trước đây, nhưng Việt Nam cũng chỉ bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn. Đó là bởi nguồn thép cán nóng đã được Formosa Hà Tĩnh sản xuất để làm thép cán nguội và thép chống gỉ (thép mạ, thép phủ màu). Cho nên chúng tôi khuyến cáo là DN Việt nên đẩy mạnh sử dụng phần nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, không nên dùng nguyên liệu nhập từ thị trường Đài Loan, Hàn Quốc để tránh việc bị áp thuế.

Chia sẻ rõ hơn, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục PVTM, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay DOC đã cho phép tự chứng nhận nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Thêm vào đó, theo thống kê của hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đến nay, thị trường Hòa Kỳ chỉ chiếm 6,5% trong tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam. Do đó, kết luận này sẽ không có quá nhiều tác động đến tình hình xuất khẩu thép chung của Việt Nam. Tuy nhiên, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thép Việt trên thị trường.

 Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ, cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, nhằm triển khai Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ”, Bộ Công Thương đã xây dựng Danh sách theo dõi các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra PVTM hoặc điều tra chống lẩn tránh thuế để cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Danh sách này được công bố lần đầu vào tháng 8/2019 gồm 13 mặt hàng xuất khẩu sang 3 thị trường: Hoa Kỳ, EU, Canada. Các mặt hàng trong danh sách theo dõi được phân thành 4 mức độ cảnh báo từ 1 đến 4, trong đó mức độ 4 là mức độ cao nhất. Đồng thời, danh sách được cập nhật hàng tháng trên cơ sở phân tích diễn biến tình hình xuất nhập khẩu, thông tin cảnh báo, diễn biến những biện pháp PVTM nước ngoài áp dụng với bên thứ ba.  

Đến thời điểm hiện tại, đã có đến 25 sản phẩm nằm trong danh sách này. Trong đó, có 3 sản phẩm nằm ở mức độ cảnh báo 4 tức là cơ quan điều tra nước ngoài đã khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế với hàng xuất khẩu của Việt Nam, gồm: gỗ dán dùng nguyên liệu là gỗ cứng, ống cơ khí bằng thép và hợp kim lạnh, bánh xe thép.

9 mặt hàng nằm trong mức độ cảnh báo 3 tức là kim ngạch nhập khẩu từ nước bị điều tra ở mức cao trước khi bị áp thuế nhưng đã giảm mạnh sau khi bị áp thuế. Các mặt hàng này gồm: Đá nhân tạo, giá để đồ bằng sắt, đệm mút, xe đạp điện, lốp xe tải và xe khách, thép chống ăn mòn, thép tiền chế, tấm nhôm hợp kim thông dụng, xi lanh propane thép. Ngoài ra là các mặt hàng ở mức độ cảnh báo 1 – 2, chưa có nguy cơ bị áp thuế.

Bộ Công Thương mới đây cũng đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT ngày 12/11/ 2019 quy định về tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất Hoa Kỳ và Thông tư số 27/2019/TT-BCT ngày 15/11/ 2019 quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu.

Cùng với Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan cũng đã yêu cầu các đơn vị hải quan, đặc biệt là hải quan địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm tăng cường kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; thiết lập tiêu chí phân luồng kiểm tra đối với DN xuất nhập khẩu có mặt hàng rủi ro cao; thực hiện kiểm tra ngay doanh nghiệp khi có dấu hiệu giao dịch xuất nhập khẩu tăng đột biến đối với những mặt hàng thuộc đối tượng nghi ngờ. Các giải pháp này được kỳ vọng sẽ giúp ngăn chặn việc gian lận xuất xứ hàng hóa, giúp hàng hóa Việt Nam tránh được các vụ kiện PVTM.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường giải pháp đối phó với nguy cơ phòng vệ thương mại tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711724186 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711724186 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10