Phân luồng lao động, có cơ chế đào tạo theo nhu cầu từng ngành, theo “đặt hàng” của doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp là tiền đề cho tăng trưởng.
Đây là quan điểm của PGS TS Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động - Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH).- Năng suất lao động của Việt Nam “đội sổ” khu vực ASEAN, bà đánh giá thế nào về vấn đề này?
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cũng đã thông qua Nghị quyết số 05 nhấn mạnh một số quan điểm, định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực gắn kết chặt chẽ với thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế.
Tuy nhiên, hiện năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khoảng 4,7% giai đoạn 2011-2017. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khoảng cách ngày càng xa giữa năng suất lao động của Việt Nam với các nước. Theo đó, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng một phần mười tám của Singapore, một phần sáu của Malaysia, một phần ba của Thái Lan và Trung Quốc.
- Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, thưa bà?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự chậm phát triển của năng suất lao động, trong đó có vấn đề tỉ lệ ngành của mô hình nền kinh tế. Đơn cử như tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm trên 42% nhưng đóng góp cho nền kinh tế chỉ chiếm 16% trong cơ cấu GDP. Hay ngành công nghiệp sản xuất hiện cũng chỉ ở khâu gia công do đó năng suất lao động thấp.
Đối với vấn đề nâng cao năng suất nội tại cho các ngành, Nhà nước giữ vài trò cung cấp cơ sở hạ tầng tốt, cơ sở thông tin thị trường lao động, thị trường sản xuất, giá cả và tài chính.
Có thể bạn quan tâm
|
Khi mà chi phí sử dụng lao động cao hơn giá trị lao động mang lại làm hiệu quả lao động mất đi, lợi nhuận giảm. Tạo hệ quả doanh nghiệp mất lợi nhuận trong giai đoạn trước mắt thì dài hạn sẽ sa thải lao động hoặc sử dụng cơ giới hoá.
- Vậy lời giải chính cho bài toán tăng năng suất lao động là gì, thưa bà?
Trước hết, việc nâng cao năng suất lao động phải được phân chia theo hai góc độ, nâng cao năng suất nội ngành và nâng cao tương tác giữa các ngành.
Thứ nhất, về tăng năng suất nội ngành, như đã nói ở trên, sự chuyển dịch lao động trong ngành yêu cầu sát sao vấn đề đào tạo lao động lại cho ngành. Bởi trên thực tế đã có những ngành chuyển dịch lao động nhưng khi đưa khoa học kỹ thuật vào nâng năng suất nhưng lao động không thích nghi được công nghệ mới. Việc đào tạo bao gồm cả lao động dịch chuyển và lao động không có khả năng dịch chuyển.
Đặc biệt, chuyển dịch các cấu phần của nội ngành, với ngành nông nghiệp là chuyển đổi vật nuôi cây trồng đã cho thấy mang lại hiệu quả năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) cho doanh nghiệp cao hơn. Đơn cử như ngành sữa, ngành vừa sử dụng nhiều lao động vừa năng suất cao.
Ở vấn đề nâng cao năng suất nội tại cho ngành, Nhà nước giữ vài trò cung cấp cơ sở hạ tầng tốt, cơ sở thông tin thị trường lao động, thị trường sản xuất, giả cả và tài chính.
Thứ hai, về chuyển dịch lao động các ngành, nâng cao năng suất nền kinh tế. Cần có chương trình tổng thể mang tính chiến lược toàn diện để hỗ trợ sự chuyển dịch giữa các ngành. Mà trước hết và mấu chốt là phân luồng đúng, phù hợp với nguồn nhân lực, nắm bắt nhu cầu lao động của từng ngành. Việt Nam hiện mới chỉ “rút” được lao động từ ngành có năng suất thấp chuyển dịch sang ngành có năng suất cao, chính sách phân luồng là đúng nhưng chưa thực hiện được. Cần chú trọng nhu cầu lao động các nhóm ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ, logistics.
Nhu cầu ở đây không phải là yêu cầu về số lượng lao động mà là các yêu cầu về kỹ năng, về hành vi thái độ. Thông tin về liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Thực hiện các chính sách đầu tư, khuyến khích lao động tăng năng suất, tạo hoàn trả là năng suất dương. Bản thân lao động không được hỗ trợ và bảo vệ có thể gây ra lãng phí.
- Kinh nghiệp quốc tế về phân luồng lao động ra sao, thưa bà?
Việc phân luồng hiện đã được nhiều quốc gia thực hiện như Nhật Bản, Singapore. Các nước này chủ yếu sử dụng phân luồng mềm với các cơ chế khuyến khích. Ví dụ hiện tại có thực trạng người trẻ không thích đào tạo nghề mà thích vào đại học. Chính sách khuyến khích ở đây là hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho đào tạo nghề. Chúng ta hiện đã bước đầu làm được một vài chính sách nhưng còn thiếu quy hoạch đồng bộ.
Việc phân luồng mềm theo nhu cầu ngành sẽ tăng cường sử dụng hiệu quả năng suất lao động, nâng cao TFP cho doanh nghiệp của mỗi ngành. Đặc biệt liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo hướng tới đào tạo lao động theo “đặt hàng” của doanh nghiệp. Đưa sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo,
Cùng với đó, tạo phân luồng cứng, nếu chuyển dịch theo hướng sang nền kinh tế công nghiệp cũng chỉ cần 40% lao động tay nghề cao, tương đương chỉ cần 40% lao động vào đại học.
- Trân trọng cảm ơn bà!
PGS TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore): Hãy chú ý đến chất Chúng ta có xu hướng mở rộng mãi đến chết. Thấy may gia công làm tốt là cứ mở rộng, từ TP HCM rồi sang các tỉnh thành khác. Ở nước khác, họ làm tốt rồi thì sẽ nâng cấp sản xuất như thiết kế, nhuộm… Việt Nam đang quá tăng về lượng, thậm chí, như mô hình chuyển dịch lao động của Quảng Ninh có lượng có chất nhưng chưa có chất lượng vì thiếu chiến lược tổng thể. TS Bùi Ngọc Sơn- Viện Kinh tế và Chính trị thế giới: Thể chế phá vỡ hành vi lao động Năng suất lao động có sự phụ thuộc khá lớn vào nhân cách và kỹ năng của người lao động. Trong khi đó, hệ thống giáo dục của chúng ta đang dạy quá nhiều thứ mà không tạo ra kỹ năng cho người học. Kết thúc việc học ở bậc trung học mà tiếng Anh không có, các kỹ năng của người thợ, các kiến thức về ứng xử đều không có, vậy làm sao chúng ta có thể tạo ra được năng suất lao động? Đặc biệt, tính thiếu nhất quán của các vấn đề thể chế chưa tạo động lực cho người lao động, thậm chí phá vỡ hành vi của người lao động. Tôi từng biết một doanh nghiệp ở Nam Định, nhiều nhân viên cố tình không tìm hiểu công việc để không phải làm gì. Bởi vì, họ toàn là con ông cháu cha ở cấp tỉnh ủy, huyện ủy đưa xuống. Nhiều vấn đề tổn tại đang khiến lao động ở nhiều tầng lớp cao, trung, thấp đều không hướng tới tạo ra năng suất. |