Tạo hành lang pháp lý cho kinh doanh đa cấp

Diendandoanhnghiep.vn Để tạo hành lang pháp lý cho kinh doanh đa cấp, một số điều khoản trong Nghị định 40/2018/NĐ-CP (Nghị định 40) cần phải sửa đổi cho phù hơp.

Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Sáng nay, ngày 28/7/2021 đã có buổi Toạ đoàm trực tuyến “Lấy ý kiến doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 40 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Chương trình do Ban Pháp Chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA - Bộ Công Thương) tổ chức.

Tại buổi tọa đàm, Phó Cục trưởng Trịnh Anh Tuấn đã thay mặt Ban soạn thảo trình bày định hướng sửa đổi, bổ sung Nghi định 40, theo đó việc sửa đổi, bổ sung nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật, nâng cao tính minh bạch, đồng thời cũng tính toán cẩn trọng để tránh tạo ra các rào cản không cần thiết và hạn chế các tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Theo các đại biểu, hiện có 6 nhóm trong Nghị đinh 04 cần được bổ sung sửa đổi: Nghị định mới về bảo trợ quốc tế; Yêu cầu hoa hồng cá nhân tối thiểu 20%; Điều kiện mới áp dụng cho người đại diện tại địa phương; Quy định về hội nghị, hội thảo về bán hàng đa cấp; Điều kiện vận hành hệ thống quản lý nhà phân phối và đề xuất áp dụng hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp điện tử.

Theo ông Võ Đan Mạch, Tổng thư ký Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam chia sẻ: “Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và hội nhập toàn cầu, hoạt động bảo trợ quốc tế là thực tiễn tất yếu ở tất cả các quốc gia.  Nên việc cần bổ sung quy định về bảo trợ quốc tế để minh bạch hóa các giao dịch chi trả, nhận hoa hồng và việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời tạo cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác quản lý…”. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp lý, khả thi cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định các doanh nghiệp kiến nghị Ban soạn thảo xem xét sửa đổi quy định hạn chế bảo trợ quốc tế áp dụng cho nhà phân phối Việt Nam.

Ông Võ Đan Mach -Tổng thư ký Hiệp hội Bán hàng đa cấp VN

Ông Võ Đan Mach -Tổng thư ký Hiệp hội Bán hàng đa cấp VN

Ông Nguyễn Phương Sơn, Giám đốc Đối ngoại Amway Việt Nam góp ý: “Việc không cho phép công nhận kết quả kinh doanh của mạng lưới tuyến dưới ở nước ngoài để tính thành tích và quyền lợi cho họ là làm ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của của nhà phân phối Việt Nam, những người đang nỗ lực nâng cao trình độ để có thể tiếp cận được những khách hàng nước ngoài, mang lại thu nhập cho họ và có thể đóng thêm thuế thu nhập cho nhà nước Việt Nam”. Đồng thời, để giải quyết quan ngại về tình trạng cấu kết, tạo dựng khống mạng lưới nước ngoài để nâng khống danh hiệu và hoa hồng của nhà phân phối tại Việt Nam, làm chiêu bài để thu hút nhà phân phối mới, ông Sơn cho rằng thay vì quy định như hiện tại, có thể xem xét sửa đổi theo hướng quy định “Doanh số từ hoạt động của tuyến dưới ở thị trường nước ngoài không vượt quá 50% doanh số yêu cầu để đạt được cấp bậc tương ứng tại Việt Nam”.  

Hay lợi ích giao dịch điện tử, bởi hiện tại, trong Nghị định 40 chỉ cho phép ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản giấy. Nên đề xuất cơ quan soạn thảo bổ sung quy định cho phép áp dụng hợp đồng dưới dạng điện tử. Đặc biệt, khi đại dịch COVID - 19 đã và đang thay đổi thói quen giao dịch, từ trực tiếp thành trực tuyến.  Đến việc khuyến khích hoạt động bán lẻ của nhà phân phối, nhằm hạn chế biểu hiện của hoạt động đầu tư bất chính, thì việc quy định trả hoa hồng dành cho việc bán lẻ của nhà phân phối có giá trị tối thiểu 20% tổng hoa hồng trả ra của doanh nghiệp đang làm khó cho doanh nghiệp. Theo đánh giá của bà Đinh Thu Huyền, đại diện cho Herbalife Việt Nam:  “Việc áp dụng tỷ lệ hoa hồng cá nhân 20% đối với hoa hồng dành cho hoạt động bán hàng sẽ làm cho tỷ lệ hoa hồng tiền thưởng vượt mức trần 40% quy định tại Điều 48 Nghị định 40 hiện hành.”.

Ông Nguyễn Phương Sơn, Giám đốc Đối ngoại Amway Việt Nam

Ông Nguyễn Phương Sơn, Giám đốc Đối ngoại Amway Việt Nam

Còn về quy định đại diện tại địa phương, Nghi định 40 đòi hỏi doanh nghiệp Bán hàng đa cấp phải cử một cá nhân cư trú tại địa phương làm người đại diện tại địa phương để làm việc, báo cáo cơ quan quản lý tại địa phương. Trong lần sửa đổi này, Ban soạn thảo đã bổ sung thêm điều kiện theo đó đòi hỏi các cá nhân phải được cấp xác nhận kiến thức về Bán hàng đa cấp thì mới có thể được uỷ quyền làm đại diện tại địa phương cho doanh nghiệp.

Các ý kiến cho rằng quy định này là một thủ tục hành chính mới sẽ có hiệu lực áp dụng cho hàng ngàn đại diện tại địa phương trên phạm vi 63 tỉnh/thành của các doanh nghiệp hiện tại, và đương nhiên nó sẽ làm phát sinh chi phí rất lớn cho các doanh nghiệp…

Hay yêu cầu cập nhật hệ thống công nghệ thông tin quản lý nhà phân phối, các doanh nghiệp đồng tình với ban soạn thảo trong việc cần phải quy định một khoảng thời gian nhất định để cập nhật thông tin về nhà phân phối, giao dịch và thông tin có liên quan trên hệ thống… rên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đều là các công ty đa quốc gia, đã có hệ thống quản lý nhà phân phối toàn cầu đặt ở quốc gia khác; hệ thống quản lý nhà phân phối trên máy chủ đặt tại Việt Nam chỉ có chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Nghi định 40. Vì vậy, thời gian đồng bộ dữ liệu cần một khoảng thời gian hợp lý để đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và phù hợp với hoạt động của từng doanh nghiệp.

Buổi toạ đàm góp ý soan thảo Nghị định 40

Buổi toạ đàm góp ý soan thảo Nghị định 40

Theo đánh giá của các đại biểu, việc xây dựng được các quy định khả thi, hợp lý về các nội dung này sẽ tạo một dấu ấn quan trọng giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước cũng như cho sự phát triển bền vững của toàn ngành Bán hàng đa cấp tại Việt Nam.

Thực tiễn công tác quản lý phương thức kinh doanh đa cấp trong những năm qua cho thấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý rõ ràng, sàng lọc những doanh nghiệp bất chính, từ đó tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh để các doanh nghiệp chân chính đưa sản phẩm tới gần với người tiêu dùng hơn. Số liệu thống kê về doanh thu Bán hàng đa cấp tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020 tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn đạt 16%, thuộc top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới (năm 2019). Đồng thời mức đóng góp thuế vào ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ gia tăng bình quân 29%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tạo hành lang pháp lý cho kinh doanh đa cấp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713414699 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713414699 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10