Hướng tới mở rộng hợp tác với các tập đoàn, quỹ đầu tư quốc tế đến từ Châu Âu, Mỹ và Nhật, Tập đoàn Xuân Thiện dự kiến sẽ mang về khoảng 1,5 tỷ USD để thêm nguồn lực đầu tư vào các dự án mới.
>>Năng lượng tái tạo xanh, xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững
Liên tục ghi dấu ấn trong những năm gần đây bằng nhiều dự án năng lượng tái tạo lớn mang tầm cỡ khu vực, giờ đây Tập đoàn Xuân Thiện như thỏi nam châm thu hút sự quan tâm của các định chế tài chính nước ngoài bởi kết quả các dự án của Tập đoàn đều có lãi trong bối bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Được biết, Tập đoàn Xuân Thiện là nhà đầu tư sản xuất, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng trong đó chuyên sâu nhất là các lĩnh vực sản xuất như: vật liệu xây dựng (xi măng); năng lượng tái tạo; nông nghiệp công nghệ cao (chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm).
Đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo được coi là thế mạnh của Tập đoàn, với kết quả đạt được từ năm 2000 đến nay, Xuân Thiện đã và đang đầu tư nhiều dự án năng lượng tái tạo tổng công suất gần 1.800MW. Ngoài ra, Xuân Thiện còn là đồng sở hữu một số nhà máy xi măng đã đi vào vận hành với công suất lớn tại Hà Nam, Quảng Nam và một số dự án nông nghiệp công nghệ cao đã có doanh thu, sản phẩm ra thị trường.
Từ năm 2020, Xuân Thiện đã có chiến lược mở rộng đầu tư vào các ngành như sản xuất thép xanh, lọc hóa dầu… Từ chiến lược đó, Xuân Thiện đã mở rộng hợp tác với các tập đoàn, quỹ đầu tư quốc tế đến từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản để đầu tư vào các dự án đã thành công của Tập đoàn, đến 2025, dự kiến mang về khoảng 1,5 tỷ USD để thêm nguồn lực đầu tư vào các dự án mới.
>>Dấu hỏi ngỏ về tham vọng điện mặt trời của Xuân Thiện Group
Trong năm 2022, Tập đoàn Xuân Thiện bước đầu đã thành công bằng thỏa thuận hợp tác chiến lược với EDPR – Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Tây Ban Nha – giai đoạn 1 mang về tổng cộng 284 triệu USD. Xuân Thiện đang hoàn thiện thủ tục pháp lý cho giai đoạn tiếp theo, dự kiến mang về hơn 1 tỷ USD trong giai đoạn từ nay đến 2025. Nguồn tài chính này sẽ là nền tảng vững chắc giúp Tập đoàn Xuân Thiện có khả năng triển khai các dự án lớn trong tương lai.
Ngoài ra, Tập đoàn Xuân Thiện đã và đang cơ cấu lại tài chính của tập đoàn, hướng tới các phương án tận dụng nguồn vốn lãi suất thấp từ các ngân hàng, quỹ nước ngoài. Các dự án của Xuân Thiện có đặc điểm chung là đều hướng tới ứng dụng công nghệ xanh, phát triển bền vững, do đó đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tổ chức tài chính trên thế giới với các gói ưu đãi về lãi suất rất lớn. Cụ thể, trong năm 2022, Xuân Thiện đã thực hiện thành công tài trợ vốn cho một số dự án tại Đắk Lắk thông qua Ngân hàng KEB Hana của Hàn Quốc với lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường trong nước khoảng 5%/năm. Xuân Thiện đang nhân rộng mô hình này ra cho các công ty thành viên trong Tập đoàn.
Thực tế đầu tư tại Việt Nam cho thấy, tại các dự án lớn nhóm A, tỷ lệ vốn đối ứng của doanh nghiệp chỉ yêu cầu tối thiểu 15%. Đối với ngành sản xuất, khi các dự án nhà máy đi vào hoạt động, có nguồn tài chính giá rẻ, đặc biệt khi dự án đã gần hết khấu hao và hết khấu hao mà không tiếp tục tái đầu tư thì doanh nghiệp sở hữu dự án đó sẽ có được nguồn tiền rất tốt. Với tập đoàn có nhiều dự án đã đi vào hoạt động sản xuất được nhiều năm như Xuân Thiện, đồng thời lại tận dụng được lợi thế từ việc hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế thì việc đầu tư vào các dự án lớn hàng trăm ngàn tỷ đồng trong tương lai có tính khả thi cao.
Có thể bạn quan tâm
Trái phiếu Xuân Thiện quá nóng?
15:07, 19/03/2021
Dấu hỏi ngỏ về tham vọng điện mặt trời của Xuân Thiện Group
11:00, 17/09/2020
Năng lượng tái tạo: Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận
15:32, 30/03/2023
Năng lượng tái tạo: Cơ chế giá mua điện với dự án chuyển tiếp còn nhiều bất cập
07:50, 21/03/2023
VBF 2023: Chú trọng hợp tác công tư PPP để phát triển năng lượng tái tạo
14:47, 19/03/2023
Vì sao các doanh nghiệp năng lượng tái tạo kêu cứu Thủ tướng?
04:20, 19/03/2023
Tăng giá điện: Xu hướng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo
11:00, 22/02/2023
Gỡ ‘nút thắt’ cho phát triển năng lượng tái tạo
03:27, 13/02/2023
Việt Nam cần sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo
11:00, 10/02/2023