TCM chật vật tìm lối đi mới

Lê Mỹ 25/05/2020 12:30

CTCP Dệt may- Đầu tư- Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) là một điển hình khó khăn của doanh nghiệp dệt may nói chung và hơn thế, cho thấy khẩu trang không phải là “cỗ máy in tiền” cho tất cả.

Báo cáo tài chính quý I/2020 của TCM cũng thể hiện doanh thu thuần trong kỳ đạt 790,2 tỷ đồng, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu sụt giảm.

p/Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của TCM

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của TCM

Khẩu trang có thật là “cỗ máy in tiền”?

Trên kệ của một cửa hàng thời trang trong nước khá có tiếng, một dãy các khẩu trang Nano với giá 59.000đ/cái nằm im ắng. Khác với cách đây vài ba tháng khi khẩu trang y tế được nhiều nhà phân phối hét bán lên 490.000đ/hộp. Điều này cho thấy thời của khẩu trang ở Việt Nam đã không còn “thịnh”.

Trong khi Việt Nam kiểm soát COVID-19 khá hiệu quả, thì nhiều quốc gia, như Mỹ, EU… không may mắn như vậy. Thay cho áo quần, những đơn hàng nhập khẩu dệt may giờ đây là khẩu trang và áo quần bảo hộ chống dịch, chống giọt bắn.

Ở một khía cạnh nào đó, chiến lược chuyển mặt hàng- sản xuất cái mà thị trường đang mong đợi và có thể bán được- để giữ cho những cỗ máy sản xuất tiếp tục được chạy, là một lựa chọn không thể khác.

Song những rào cản chính sách về xuất khẩu khẩu trang y tế như bắt buộc đủ tiêu chuẩn dán nhãn CE (thích ứng với quy định EU) hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra, cũng khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vận hành ngay “cỗ máy in tiền”. Sự sụt giảm doanh thu từ xuất khẩu của TCM là ví dụ.

34 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2020 của TCM, giảm gần 21% so với cùng kỳ năm 2019.

Cần trọng chuyển hướng thời vụ

Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, doanh thu TCM đạt gần 43 triệu USD (giảm 17% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt gần 2 triệu USD (giảm một nửa). TCM cho biết kết quả kinh doanh sụt giảm do doanh thu xuất khẩu giảm.

Để đạt kết quả như trên, TCM cũng có sự nâng đỡ giao dịch với các bên liên quan. Đây là lợi thế của TCM, song cũng là yếu điểm của TCM khi phụ thuộc vào cổ đông lớn E-land. Theo đó, tỷ lệ vốn bị chiếm dụng khá lớn trong nhóm.

Trong khi TCM cũng có nợ vay, thuê tài chính lớn cả ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù Ban Giám đốc TCM tin tưởng có thể tạo ra nguồn tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, song điều này cũng sẽ tạo áp lực cho TCM trong trường hợp COVID-19 tiếp tục kéo dài bít lối vào các thị trường xuất khẩu quan trọng.

Đáng chú ý, TCM cũng cho biết đã cố gắng tìm kiếm đơn hàng khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế bù đắp cho thiếu hụt đơn hàng truyền thống. Điều này có dễ dàng hay không khi theo ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đây là mặt hàng mùa vụ, tính ổn định không cao? Thực tế đã chứng minh có không ít trường hợp doanh nghiệp vừa thích ứng được với bối cảnh và chuyển hướng theo thời vụ, thì thời vụ đó đã đi qua và doanh nghiệp sẽ lại mất thêm chi phí thời gian, cơ hội để tìm lối đi mới.

Có thể bạn quan tâm

  • TCM

    TCM "ngấm mệt" vì COVID-19

    00:52, 13/03/2020

  • Cổ phiếu TCM khó phục hồi mạnh ngắn hạn

    Cổ phiếu TCM khó phục hồi mạnh ngắn hạn

    11:00, 09/01/2020

  • TCM “thâu tóm” SAV

    TCM “thâu tóm” SAV

    11:01, 14/10/2018

Cơ hội từ cổ phiếu dệt may

Bất chấp những thông tin không hoàn toàn tích cực về kết quả kinh doanh quý I/2020, cộng với văn bản 3325-TD của NHNN trả lời kiến nghị của Hiệp hội Dệt May Việt Nam về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may theo quy định Nhà nước (mà cơ bản các doanh nghiệp sẽ phải làm việc cụ thể với các TCTD), tháng 5 đã chứng kiến nhiều mã cổ phiếu dệt may “dậy sóng”. Đà tăng này nối tiếp đà tăng chung tháng 4 và sự chờ đón đợi hiệu ứng về công tác chuẩn bị cho việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA sắp đến.

Nếu không có gì thay đổi, dự kiến EVTFA sẽ chính thức sẽ hiệu lực từ tháng 7 năm nay, chính thức mở ra cơ hội để doanh nghiệp dệt may đi xa hơn, nối dài chuỗi cung ứng, gia công cho các đế chế thời trang quốc tế.

Trở lại với thực tế, 4 tháng đầu năm nay, toàn ngành dệt may đã giảm 70% đơn hàng xuất khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU... Tình hình hình này vẫn khó có thể khắc phục trong quý II năm nay. “Phao cứu sinh” cho các doanh nghiệp hiện vẫn là trông vào khẩu trang – sản phẩm đã mang về 63 triệu USD kim ngạch. Ngay lúc này, những tín hiệu mới từ EVFTA cùng với việc vượt COVID-19, là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp dệt may xốc lại định hướng, chuẩn bị sẵn sàng cho sự cạnh tranh mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TCM chật vật tìm lối đi mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO