Tên doanh nhân Sơn Hà có được đặt cho công viên mới ở Hải Phòng?

Vũ Đức Tâm 20/10/2018 05:30

Dự án công viên Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt - Tiệp đang được thành phố Hải Phòng triển khai xây dựng (tại số 51 đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền).

Ít ai biết rằng, địa điểm này chính là khuôn viên cũ nằm trong khu biệt thự doanh nhân Sơn Hà ở cạnh hồ An Biên. Vì vậy, việc đặt tên Công viên Sơn Hà là sở nguyện của gia đình nhà tư sản dân tộc Nguyễn Sơn Hà và mong muốn của đông đảo giới doanh nhân Hải Phòng cũng như cả nước.

Họa sĩ Sơn Trúc chỉ cho PV Báo DĐDN vị trí khu đất khuân viên gia đình nằm trong Công viên đang được xây dựng trên đường Lạch Tray. Ảnh: Minh Hương

Nữ họa sĩ Sơn Trúc chỉ cho PV Báo DĐDN vị trí khu đất khuân viên gia đình nằm trong công viên đang được xây dựng trên đường Lạch Tray. Ảnh: Minh Hương

Người cha mực thước, nhân hậu

Nguyễn Sơn Hà được biết đến là người khai sinh nghề làm sơn ở Việt Nam. Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã ngợi ca ông: “Hoá học bác âu trường, tô điểm sơn hà tâm hữu tất. Công khoa tồn Việt chủng, chuyển di thời thế thủ vi cơ” (Lấy hoá học người âu điểm tô cho sông núi bởi tấm lòng son sẵn có - Làm công nghệ đất Việt, đổi thay thời thế từ tay trắng làm nên).

Họạ sĩ Sơn Trúc, con gái nhà tư sản dân tộc năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn rất minh mẫn. Bà là người con thứ tám trong gia đình đông con, tới 12 người cả trai lẫn gái của hai người vợ Nguyễn Sơn Hà. Bà Sơn Trúc nói rằng, cha mình là một người đàn ông nghiêm khắc nhưng cũng rất đôn hậu. Những năm cuối đời, ông cùng gia đình vẫn ăn ngô và bo bo như tất cả những người dân đất Cảng khi đó. Ông từ chối hầu như tất cả mọi sự ưu đãi của Nhà nước.

Họa sĩ Sơn Trúc còn nhớ như in, sau chiến tranh phá hoại năm 1972, ngôi biệt thự của gia đình bị sạt một góc. Thành phố cấp cho ông một khoản kinh phí nhỏ để sửa chữa. Nhưng ông Sơn Hà nhất định không nhận. Ông nói, để dành cấp cho những gia đình lao động nghèo mất nhà mất cửa đang khó khăn hơn. Mỗi khi con cái trong nhà lỡ miệng phàn nàn cuộc sống khó khăn lập tức bị ông chấn chỉnh: Phải hiểu đất nước còn nghèo, vừa thoát khỏi chiến tranh. Phải tin tưởng vào Đảng, Nhà nước đang ra sức khắc phục. Gia đình ta phải gương mẫu…

Nguyễn Sơn Hà cứ thế, lạc quan tin tưởng về tương lai đất nước đến những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Con cái ông không ai bỏ ra nước ngoài sinh sống. Tất cả ở lại trong nước nhưng cũng không ai làm gì khác ngoài cán bộ, công nhân viên nhà nước. Đến nay cũng không ai thực sự giàu có. Người con cả là liệt sĩ Nguyễn Sơn Lâm – Đội trưởng Đội tự vệ Hải Phòng. Bà Sơn Trúc kể, khi anh em bà phải tham gia học tập cải tạ tư tưởng tư sản,người bố đã luôn động viên. Đôi khi đường công danh của ai đó bị ảnh hưởng vì thành phần lý lịch “tư sản” đều được cha an ủi.

Tầng 2 ngôi biệt thự của gia đình Nguyễn Sơn Hà nay là di tích được Nhà nước xếp hạng để bảo tồn. Ảnh: MH

Tầng 2 ngôi biệt thự của gia đình Nguyễn Sơn Hà nay là di tích được Nhà nước xếp hạng để bảo tồn. Ảnh: MH

Hết lòng cống hiến cho dân, cho nước

Nguyễn Sơn Hà sinh năm 1894 tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội). Năm 1939, trong một lần vào Nam, Nguyễn Sơn Hà tới thăm cụ Phan Bội Châu đang bị Pháp quản thúc tại Huế. Cuộc gặp này đã tác động sâu sắc đến tư tưởng ông.

Trở về Hải Phòng, ông tích cực tham gia các hoạt động của Hội Trí tri, Hội ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi hội Truyền bá quốc ngữ. Đích thân cụ Nguyễn Văn Tố đã về Hải Phòng mời Nguyễn Sơn Hà làm Chi hội trưởng Truyền bá Quốc ngữ. Là nhà tư sản lớn và có uy tín nên khi Nguyễn Sơn Hà đứng ra thì mọi tầng lớp nhân dân ở Hải Phòng, Kiến An ủng hộ rất mạnh.

Nguyễn Sơn Hà tích cực giúp đỡ người nghèo. Năm 1939, ông đã đem tiền về quê cứu đói người nghèo và 

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng sắp có cảng cạn đầu tiên

    Hải Phòng sắp có cảng cạn đầu tiên

    00:58, 17/10/2018

  • Hải Phòng khó hoàn thành chỉ tiêu thu phí dịch vụ cảng biển

    00:43, 17/10/2018

  • Người dân Hải Phòng hào hứng với công viên hoa mặt trời

    10:26, 16/10/2018

  • Hải Phòng: Giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ ven biển còn nhiều gian nan

    11:00, 16/10/2018

chuyển hàng trăm cây dừa về trồng ở bên đường và đình làng để tạo bóng mát và thu hoạch quả. Ông còn cho người đến Hà Đông học nghề dệt vải về mở cơ sở sản xuất tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân và mua tặng dân làng 4 máy dệt.

Tại Hải Phòng, ông bà Sơn Hà còn đứng ra lập trường Dục Anh tại số nhà 46, phố Lạch Tray để nuôi dạy trẻ mồ côi.

Trong Tuần lễ vàng Chính phủ phát động, bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi vợ ông đã đem hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình, gồm vàng bạc, đá quý cân được 10,5kg. Riêng ông Sơn Hà không ngần ngại tháo chiếc nhẫn quý gắn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng.

Theo kháng chiến lên Việt Bắc, ông giúp Cục thông tin bộ quốc phòng lúc đó làm vải nhựa cách điện, dùng cho kĩ thuật thông tin bằng cách đun nóng nhựa thông, nhựa trám với dầu luyn rồi đổ lên vải diềm bâu. Ông còn sản xuất ra giấy than, mực in lito, vải che mưa. Vải che mưa của ông có thể chống mưa, ngụy trang tốt, và làm chiếu nằm rất tiện cho bộ đội. Nguyễn Sơn Hà còn chế tạo được lương khô và thuốc ho cho Vệ quốc quân sử dụng.

Bà Sơn Trúc chia sẻ, hòa bình lập lại, Chủ tịch thành phố khi đó là ông Đỗ Mười gặp Nguyễn Sơn Hà nói: “Thôi anh Hà không làm sơn nữa, để công ty cho Nhà nước làm”. Thế là không lưỡng lự, ông Sơn Hà bàn giao ngay cho Nhà nước toàn bộ cơ ngơi gần một héc-ta với mấy nhà máy sơn. Mảnh đất đó nằm giữa phố Lạch Tray, sau được thành phố bố trí cho 6 cơ sở sản xuất sử dụng. Chưa kể ông cũng đã hiến cho nhà nước hơn 2 nghìn mét vuông đất khuân viên ngôi biệt thự. Căn biệt thự hơn chục phòng, thành phố chỉ để lại cho gia đình 3 phòng để sinh hoạt. Các phòng khác thành phố điều động cán bộ các ban ngành đến ở, ông Sơn Hà vẫn vui vẻ.

Nhà

Nhà tư sản dân tộc Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980). Ảnh TL

Công viên Sơn Hà – tại sao không?

Nguyễn Sơn Hà là đại biểu Quốc hội từ khoá I đến các khoá II, III, IV, V. Ông mất tại Hải Phòng năm 1980. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2006, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã truy tặng Nguyễn Sơn Hà cùng Bạch Thái Bưởi, Lương Văn Can, Trịnh Văn Bô danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.

Họa sĩ Sơn Trúc cho biết, ngôi biệt thự của gia đình được xây dựng trong các năm1938, 1939, do kiến trúc sư nổi tiếng Phạm Bá Chi thiết kế từng được giải thưởng kiến trúc Đông Dương. Các nhà cách mạng tiền bối Vũ Quốc Uy, tướng Nguyễn Bình từng lui tới đây nhiều lần. Năm 1946 phái bộ Pháp theo chân Hồ Chủ tịch về nước qua cảng Hải Phòng cũng đã được Bác nhờ ông Sơn Hà thu xếp cho ăn nghỉ tại đây. Vào năm 2010, ngôi biệt thự số 49 Lạch Tray Hải Phòng, nơi ông cùng gia đình sinh sống đã được Nhà nước xếp hạng là di tích văn hóa. Tên của ông được nhiều thành phố Việt Nam đặt tên đường như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, hiện trên chính khuân viên cũ của ngôi biệt thự, thành phố đang cho xây dựng một công viên rất đẹp. Sở nguyện của gia đình, như lời bà Sơn Trúc là, mong muốn thành phố giải tỏa những công trình cơi nới xung quanh, tôn tạo lại ngôi biệt thự và cho đặt tên công viên mới này là Công viên Sơn Hà.

Thiết nghĩ mong muốn đó của con cháu Nguyễn Sơn Hà hết sức chính đáng và phù hợp với tâm nguyện của đông đảo giới doanh nhân Hải Phòng cũng như cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tên doanh nhân Sơn Hà có được đặt cho công viên mới ở Hải Phòng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO