Nguyên nhân chính được cho là để đón đầu dòng du khách Trung Quốc sang du lịch đảo quốc này.
>>Văn hóa "tử cung cá mập" và thông điệp từ ông chủ Tencent
Sản phẩm mà Tencent, ông lớn ngành công nghệ Trung Quốc, đưa đi để đánh chiếm thị trường Singapore chính là Weixin (tên gọi bản nội địa Trung)/ WeChat (tên gọi phiên bản quốc tế). Đây là những ứng dụng cung cấp dịch vụ tin nhắn tức thì và mạng xã hội, đồng thời còn có chức năng như ví điện tử. Hiện nay WeChat có 1.3 tỷ người dùng hằng tháng.
Etienne Ng, giám đốc vùng Đông Nam Á của Weixin Pay, chia sẻ rằng Singapore là thị trường chiến lược của Weixin. Mục đích của Tencent là hỗ trợ du khách Trung Quốc mua sắm dễ dàng hơn ở những cửa hàng địa phương của Singapore, trong bối cảnh quốc gia tỷ dân này đang mở cửa trở lại sau đại dịch.
Một trong những doanh nghiệp mà Tencent hợp tác ở Singapore là Grab. Tháng 12 năm 2022, Grab khởi động một tính năng (hay còn gọi là mini program) trong ứng dụng Weixin, cho phép người dùng Weixin đặt dịch vụ Grab tại hơn 480 thành phố ở Đông Nam Á mà không cần tải thêm ứng dụng Grab.
Hiện nay Grab là ứng dụng gọi xe duy nhất ở Singapore xuất hiện trên Weixin. Với tính năng này, khách du lịch còn có thể chọn thanh toán qua WeChat/Weixin Pay bằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc.
Shawn Heng, người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh của Grab, nhận định việc du khách Trung Quốc trở lại là một tín hiệu đáng mừng cho khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra ông cho biết du khách Trung Quốc là đối tượng khách hàng không phải Đông Nam Á lớn nhất sử dụng Grab trong năm 2019.
Ngoài Grab, Weixin cũng hợp tác với Tổng cục Du lịch Singapore để cập nhật mini program MeetSG. Mục tiêu chính của dịch vụ này là đối tượng khách MICE (khách du lịch kết hợp hội thảo, sự kiện, v.v.) từ Trung Quốc đến Singapore. Trước đó Weixin từng phát triển những dịch vụ tương tự với các thành phố như Las Vegas hoặc Hàng Châu. Tuy nhiên Singapore là quốc gia đầu tiên và duy nhất mà Weixin hợp tác kiểu này.
>>Tencent “khóc ròng” vì hạn chế mới của Bắc Kinh!
Hồi tháng 4 năm ngoái, thậm chí các sở thú ở Singapore còn sử dụng tính năng livestream trên MeetSG để kết nối với người xem Trung Quốc trong thời điểm quốc gia này đang đóng cửa biên giới.
Những điều này cho thấy Tencent đang rất tập trung vào thị trường Singapore. Và có một số lý do đằng sau động thái này.
Trong năm 2019, Singapore đón hơn 3.6 triệu khách du lịch Trung Quốc. Với con số này, Trung Quốc trở thành thị trường du lịch hàng đầu của Singapore trước đại dịch. Bản thân Singapore cũng không hạn chế du khách Trung Quốc đi lại sau khi Trung Quốc thông báo nới lỏng kiểm soát biên giới.
Nhìn rộng ra hơn, Singapore là một thị trường tiềm năng của Weixin. Số liệu cho thấy trong vòng hai năm qua, số lượng nhà bán Đông Nam Á sử dụng các mini program của Weixin tăng gấp 10 lần.
Viễn cảnh được vẽ ra rất tốt đẹp, thế nhưng những trở ngại lại vẫn luôn hiện hữu.
Chẳng hạn quá trình du lịch phục hồi chắc chắn sẽ không suôn sẻ. Có những thứ làm chùn chân khách du lịch, chẳng hạn giá vé máy bay cao, chuyến bay không nhiều, hoặc những khó khăn về kinh tế vĩ mô toàn cầu. Điều này khiến một số doanh nghiệp sử dụng Weixin ở Singapore cũng tỏ ra khá e dè và thận trọng.
Ngoài ra môi trường pháp lý ở China cũng là một mối bận tâm khác. Các chuyên gia nhận định rằng việc tăng cường giám sát các hoạt động đầu tư của Tencent ở những quốc gia khác có thể gây chậm trễ hoặc gián đoạn quá trình triển khai các sản phẩm/dịch vụ mới. Nếu Tencent phải đối mặt với những quy định chặt chẽ hơn từ chính phủ Trung Quốc, thì điều này có thể hạn chế khả năng mở rộng ở các thị trường nước ngoài của công ty công nghệ này.
Mặc dù vậy, Tencent vẫn là một trong những công ty lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất Trung Quốc. Họ sẽ có nhiều tài nguyên để điều hướng môi trường pháp lý Trung Quốc, thứ cũng đang thay đổi khá nhiều.
Có thể bạn quan tâm