TGĐ UOB Việt Nam: Việt Nam cần kịch bản ứng phó với thách thức mới

LÊ MỸ (ghi lược) 12/02/2024 04:02

Dù triển vọng kinh tế Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, nhưng Việt Nam cần có kịch bản ứng phó với những thách thức mới.

Ông Victor Ngô - Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam

Ông Victor Ngô - Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam

>>>UOB: Ngân hàng Nhà nước giữ lãi suất ổn định cho hiện tại

Đối với thị trường tài chính quốc tế, năm 2024 có thể mở ra kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nới lỏng lãi suất bắt đầu từ giữa năm 2024. Điều này được đặt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của Mỹ đang chậm lại khi lạm phát ổn định hơn nữa. Các ngân hàng trung ương lớn khác có thể sẽ hành động tương tự với các mốc thời gian khác nhau.

Trong khi dữ liệu gần đây cho thấy có sự cải thiện, tình hình của Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức với tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục yếu vào năm 2024 và sẽ có sự gia tăng các biện pháp hỗ trợ chính sách để quản lý rủi ro.

Tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN dự kiến sẽ ổn định khi chu kỳ thương mại bên ngoài của khu vực đã chạm đáy và bắt đầu hồi phục tuy nhiên sự phục hồi có thể không đáng kể do sự suy thoái của Trung Quốc. Chúng tôi vẫn tích cực về các yếu tố cơ bản và triển vọng của ASEAN trong trung và dài hạn.

>>>Việt Nam- Trụ cột trong tầm nhìn "Một ngân hàng cho ASEAN" của UOB

Ngoài những lo lắng về tăng trưởng và lạm phát, năm 2024 cũng sẽ có nhiều bất ổn về địa chính trị, cụ thể là cuộc chiến tranh Israel-Hamas vẫn chưa kết thúc và có khả năng kéo dài đến năm 2024. Mặc dù nhận định cơ bản của chúng tôi là cuộc xung đột này vẫn sẽ được ngăn chặn, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy rủi ro không thể bỏ qua là nó có thể leo thang và lan sang các khu vực khác ở Trung Đông và liên quan đến các nhà sản xuất dầu lớn như Iran, điều này có thể gây nguy hiểm cho nguồn cung dầu thô và tiếp tục tạo ra lực đẩy mới cho giá dầu.

Đối với Việt Nam chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế trong năm 2024 sẽ có sự phục hồi với nhu cầu bên ngoài đang có dấu hiệu cải thiện và lực cầu trong nước cũng có đà tăng tốt ở quý cuối năm. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài vẫn cam kết đầu tư vào Việt Nam trong làn sóng phi toàn cầu hóa, giảm thiểu rủi ro và chuyển dịch chuỗi cung ứng hiện nay. Chính phủ cũng đang có nhiều chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng nhà nước nhiều khả năng sẽ duy trì mặt bằng lãi suất thấp trong năm 2024 để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi.

Sau hơn 3 thập kỷ, UOB Việt Nam tiếp tục Ngân hàng UOB Việt Nam bước sang năm thứ 30 với cam kết lâu dài, không ngừng phát triển, mang đến giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng Việt.

Sau hơn 3 thập kỷ, UOB Việt Nam tiếp tục cam kết lâu dài, không ngừng phát triển, mang đến giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng Việt.

Mặt bằng lãi suất thấp sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2024. Bên cạnh đó, nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng cũng cần thời gian để khôi phục đà tăng trưởng, dẫn đến nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nói chung có thể vẫn còn yếu. Tuy nhiên yếu tố tích cực là nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn khả quan và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số sẽ là động lực để các ngân hàng tiếp tục đạt được sự tăng trưởng trong mảng bán lẻ. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ cũng sẽ gay gắt hơn với sự tăng tốc của các ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ số cũng như sự tham gia của nhiều ngân hàng ngoại. Tuy nhiên, kết quả của việc cạnh tranh sẽ mang đến lợi ích cuối cùng cho các khách hàng, giúp họ có trải nghiệm tốt hơn và lợi ích được gia tăng.

Năm vừa qua đánh dấu 30 năm UOB có mặt tại Việt Nam, khẳng định cam kết lâu dài của ngân hàng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam và đóng góp vào nền kinh tế của đất nước. Chúng tôi cũng vừa được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 3000 tỷ đồng. Việc tăng vốn sẽ góp phần giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong 5 năm tới, với trọng tâm chiến lược tập trung phát triển và mở rộng mảng bán lẻ bên cạnh mảng bán chẵn sau khi chúng tôi hoàn tất sáp nhập mảng ngân hàng tiêu cùng của Citigroup tại Việt Nam vào đầu năm 2023. Nguồn vốn tăng thêm cũng giúp chúng tôi tăng cường đầu tư vào hệ thống, công nghệ và nguồn nhân lực, từ đó mang đến nhiều giải pháp tài chính sáng tạo góp phần gia tăng giá trị cho các khách hàng, thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của họ cũng như đồng hành cùng các khách hàng trong hành trình phát triển bền vững. Bằng cách cung cấp các giải pháp tài chính xanh, chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc dịch chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn và đạt được mục tiêu net zero vào năm 2050.

Có thể bạn quan tâm

  • UOB: Cắt giảm lãi suất và thuế VAT đã giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp

    UOB: Cắt giảm lãi suất và thuế VAT đã giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp

    15:38, 08/12/2023

  • UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng và khả năng hạ lãi suất điều hành

    UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng và khả năng hạ lãi suất điều hành

    13:21, 02/10/2023

  • UOB: Lộ trình cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vẫn đang hiện hữu

    UOB: Lộ trình cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vẫn đang hiện hữu

    15:53, 25/09/2023

  • Việt Nam- Trụ cột trong tầm nhìn

    Việt Nam- Trụ cột trong tầm nhìn "Một ngân hàng cho ASEAN" của UOB

    13:00, 06/07/2023

  • UOB: Dự đoán lãi suất sẽ giảm thêm 100 điểm cơ bản trong quý 3

    UOB: Dự đoán lãi suất sẽ giảm thêm 100 điểm cơ bản trong quý 3

    13:03, 04/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TGĐ UOB Việt Nam: Việt Nam cần kịch bản ứng phó với thách thức mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO