Thái Bình: Bàn giải pháp phát triển du lịch điểm đến trải nghiệm ấn tượng

THU HÀ 15/09/2023 22:40

Thái Bình đang đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm, loại hình du lịch nhằm từng bước hình thành điểm đến mới, tạo cho du khách nhiều trải nghiệm ấn tượng.

>>>Thái Bình: Phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường

Với lợi thế tiềm năng hội tụ của du lịch Thái Bình đang rất phù hợp với xu thế phát triển du lịch hiện nay là du lịch sinh thái, bền vững, du lịch cộng đồng và trải nghiệm. Thực tế cũng cho thấy, một số điểm đến du lịch tự nhiên nhưng cũng thu hút khá đông du khách như Cồn Vành, làng vườn Bách Thuận hay cánh đồng hoa cải của bà con nông dân xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư...

Được biết, hiện nay các cơ chế chính sách, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch đang được tích cực triển khai. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã khai trương và đưa vào vận hành Cổng du lịch thông minh và ứng dụng thông minh trên thiết bị di động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022 - 2025, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch được đăng tải thông tin miễn phí.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Vũ Mạnh Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Bình cho biết, muốn có được điểm đến ấn tượng tỉnh Thái Bình cần có quy hoạch tổng thể đồng bộ, căn cứ vào đó lựa chọn nhà đầu tư có tiềm năng, xứng tầm có quy mô bài bản, khi chúng ta có tài nguyên tốt rồi khi có chủ đầu tư đủ các yếu tố trên mới có sản phẩm du lịch ấn tượng được. Bên cạnh đó, chúng ta đẩy mạnh liên kết, kết nối du lịch các tỉnh để có cơ hội trao đổi với nhau. Đặc biệt, tỉnh phải có một cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp du lịch về ưu đãi thuế đất, vốn và tạo điều kiện các thủ tục hành chính thông thoáng thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thái Bình đang đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm, loại hình du lịch nhằm từng bước hình thành điểm đến mới, tạo cho du khách nhiều trải nghiệm ấn tượng.

Thái Bình đang đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm, loại hình du lịch nhằm từng bước hình thành điểm đến mới, tạo cho du khách nhiều trải nghiệm ấn tượng.

Đồng quan điểm, ông Vũ Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Minh Phú chia sẻ: Để tạo được ấn tượng thì phải làm được sự khác biệt với các tỉnh bạn vì Thái Bình là tỉnh không có rừng, không có núi, biển thì biển bồi, nếu được nghiên cứu một cách đầy đủ và có phương án phù hợp, chắc chắn sẽ đưa lại những kết quả xứng đáng với tiềm năng sẵn có. Đồng thời, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở đào tạo, tuyên truyền quảng bá giữ vai trò hết sức quan trọng.

Hiện, Thái Bình đang chú trọng phát triển 4 nhóm sản phẩm chính: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng, trải nghiệm. Khu biển Đồng Châu có diện tích trên 100ha thuộc xã Đông Minh (Tiền Hải). Dù đây là vùng biển không có bãi cát trắng chạy dài, nước biển trong xanh nhưng sở hữu khí hậu trong lành, thích hợp cho việc nghỉ ngơi và đặc biệt luôn có hải sản tươi ngon. Do cát có bùn nên bãi biển rất thích hợp với việc nuôi trồng hải sản. Du khách được tận mắt chiêm ngưỡng những cánh đồng ngao với vô vàn chòi canh, góp phần không nhỏ tạo nên sự đặc biệt cho Đồng Châu.

Năm 2023 để góp phần tạo điểm nhấn, thu hút người dân và du khách đến với Thái Bình nói chung, khu du lịch sinh thái cồn Đen nói riêng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức tuần du lịch biển và khinh khí cầu với đa dạng hoạt động trải nghiệm, lần đầu tiên được diễn ra tại Thái Bình.

tuần du lịch biển và khinh khí cầu Thái Bình năm 2023

Tuần du lịch biển và khinh khí cầu Thái Bình năm 2023

Từ thành công của tuần du lịch biển và khinh khí cầu Thái Bình năm 2023, UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tuần du lịch trong những năm tiếp theo, đồng thời nghiên cứu đưa vào đa dạng dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại, tạo điểm đến ấn tượng cho du khách trong và ngoài tỉnh.

Được biết, Thái Bình có 53km bờ biển thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng, với nhiều bãi ngang rộng có các cồn nổi như cồn Vành, cồn Đen, rừng ngập mặn Thụy Trường còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, là tiềm năng lớn phát triển du lịch sinh thái biển.

Bên cạnh đó, Thái Bình hiện có 113 di tích quốc gia, hơn 500 di tích cấp tỉnh, nổi bật là 2 di tích Quốc gia đặc biệt: Chùa Keo và Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần. Tỉnh còn có 483 lễ hội vẫn được duy trì và lưu giữ, trong đó có 8 lễ hội được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

Từ những lợi thế có sẵn, Thái Bình được đánh giá là mảnh đất nhiều tiềm năng để khai phá, tuy nhiên nhiều năm nay lĩnh vực này ở tỉnh Thái Bình vẫn chưa có bước chuyển mình thực sự mạnh mẽ. Thời gian tới được sự quan tâm vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp, Thái Bình sẽ sớm có những điểm đến du lịch hấp dẫn được xây dựng một cách chủ động, chuyên nghiệp, để du lịch Thái Bình sẽ không chỉ là tiềm năng mà sớm “cất cánh” vươn xa.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp phát triển

    Thái Bình: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp phát triển

    01:34, 04/09/2023

  • Thái Bình: Khắc phục khó khăn để dự án thi công đúng tiến độ

    Thái Bình: Khắc phục khó khăn để dự án thi công đúng tiến độ

    01:11, 08/09/2023

  • Thái Bình: Mong muốn sớm được đón các doanh nghiệp New Zealand đến đầu tư

    Thái Bình: Mong muốn sớm được đón các doanh nghiệp New Zealand đến đầu tư

    01:21, 12/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Bình: Bàn giải pháp phát triển du lịch điểm đến trải nghiệm ấn tượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO