Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp

MINH HUỆ 27/03/2023 01:00

Xác định công nghiệp là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp, và có nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

>>>Các doanh nghiệp Thái Bình tiên phong di dời để phát triển đô thị

Đẩy mạnh thu hút để tăng giá trị công nghiệp ...

Năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm. Tỉnh Thái Bình xếp thứ 3/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, hoạt động thu hút đầu tư các dự án công nghiệp được tỉnh Thái Bình đẩy mạnh, nhất là thu hút các dự án FDI quy mô lớn vào khu kinh tế và các khu, cụm công nghiệp.

Theo số Ban Quản lý Khu kinh tế: từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình có 79 dự án được cấp mới, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư/GCNĐKĐT, với tổng số vốn đăng ký đầu tư 27.977 tỷ đồng. Trong đó: Cấp mới 24 dự án, với số vốn đăng ký đầu tư 18.815 tỷ đồng; cấp điều chỉnh 55 dự án với số vốn đăng ký đầu tư tăng thêm 9.162 tỷ đồng.

Xác định công nghiệp là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp, và có nhiều giải pháp kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh (ảnh minh họa)

Xác định công nghiệp là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp, và có nhiều giải pháp kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh (ảnh minh họa)

Hiện, tỉnh Thái Bình đã thu hút được một số dự án khá lớn như: Trung tâm nhiệt điện, Nhà máy sản xuất Amon Nitrat, Dự án sản xuất túi khí, tay lái ô tô của Công ty TNHH Toyoda Gosei Hải Phòng, Dự án sản xuất chân kết nối Ram máy tính của Công ty TNHH Lotes Việt Nam, Dự án sản xuất thiết bị làm vườn của Công ty TNHH Greenworks Việt Nam, Dự án sản xuất phụ kiện gia đình, đèn chiếu sáng và đồ nội, ngoại thất của Công ty Jeanson Industrial Limited…

Để nâng cao hiệu quả đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá các tiềm năng, lợi thế so sánh, các quy hoạch, định hướng phát triển và cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trên các lĩnh vực như: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp y dược, công nghiệp sạch; đầu tư và xây dựng các cảng biển; hệ thống logistic; đầu tư khu đô thị, khu du lịch; nông nghiệp công nghệ cao...

Theo lãnh đạo UBND huyện Thái Thụy: Thời điểm này, các doanh nghiệp ở Thái Thụy đang tập trung thi đua sản xuất, kinh doanh, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023. Khí thế lao động, sản xuất cho thấy các doanh nghiệp hoạt động ổn định, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Theo ông Lê Minh Khôi - Giám đốc Công ty cho biết: Cùng với đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, Công ty tập trung đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh marketing, quảng bá thương hiệu; phát huy năng lực đội ngũ cán bộ, công nhân; tiếp tục thực hiện các chính sách bảo đảm quyền lợi, việc làm, thu nhập cho người lao động. Nhờ vậy, hoạt động của Công ty trong quý I tăng trưởng khá với sản lượng ước đạt hơn 1 triệu sản phẩm, doanh thu ước đạt trên 2 triệu USD, bảo đảm thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng cho 1.100 lao động.

Thời điểm này, các doanh nghiệp ở Thái Thụy đang tập trung thi đua sản xuất, kinh doanh, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch ngay từ những tháng đầu của năm 2023. Khí thế lao động, sản xuất cho thấy các doanh nghiệp hoạt động ổn định, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Thời điểm này, các doanh nghiệp Thái Bình đang tập trung thi đua sản xuất, kinh doanh, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch ngay từ những tháng đầu của năm 2023. Khí thế lao động, sản xuất cho thấy các doanh nghiệp hoạt động ổn định, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Những ngày này, Công ty TNHH Quốc tế SH (cụm công nghiệp Thụy Sơn) đang tăng tốc sản xuất nhằm đạt mục tiêu sản lượng năm 2023 đạt 400.000 sản phẩm, doanh thu đạt trên 5 triệu USD. 

Theo đại diện Công ty, từ đầu năm đến nay mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với nỗ lực của doanh nghiệp đồng thời nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành đã giúp doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động sản xuất với sản lượng quý I ước đạt gần 100.000 sản phẩm, doanh thu ước đạt 1 triệu USD, tạo việc làm cho gần 500 lao động với mức lương bình quân 7 triệu đồng/người/tháng.

... đến hỗ trợ phát triển

Theo thống kê, Thái Bình hiện có 234 doanh nghiệp dệt may, da giày. Trong đó, có 44 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gồm 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 39 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Theo ông Nguyễn Quang Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình: tỉnh sẽ chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy tăng tỉ lệ nội địa hóa trong nguồn hàng hóa xuất khẩu là chiến lược được tỉnh đặt ra để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn tới.

Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Thái Bình đã xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo thông qua việc đầu tư cho sản xuất mặt hàng xuất khẩu địa phương, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.

Theo lãnh đạo tỉnh Thái Bình, với các sản phẩm chế biến chế tạo, sẽ thực hiện chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như linh kiện và thiết bị ngoại vi; điện tử; viễn thông.

Cùng đó, Thái Bình sẽ tập trung phát triển các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao (thiết bị điện tử, cơ khí, máy móc). Định hướng đến năm 2030, sẽ nâng công suất các nhà máy và đổi mới công nghệ, năng lực sản xuất, thiết kế sản phẩm (với lĩnh vực dệt may, da giày).

Đặc biệt, tỉnh sẽ thực hiện các chương trình kết nối doanh nghiệp sản xuất cuối cùng với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, chuyển dần lên mức cung ứng cao hơn.

“Sẽ ưu tiên thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp FDI có công nghệ hiện đại, hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng ở bậc cuối trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng đó, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh việc chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia khi tham gia các chuỗi cung ứng”, đại diện UBND tỉnh Thái Bình cho hay.

Theo lãnh đạo UBND Huyện Thái Thụy: Huyện là một trong những địa phương có nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đặc biệt, huyện có KCN Liên Hà Thái là KCN khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, ít gây ô nhiễm; KCN Liên Hà Thái ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp chủ lực như điện, điện tử, công nghệ thông tin; phần mềm tin học, công nghiệp cơ khí, lắp ráp chế tạo máy, tự động hóa, công nghiệp ô tô, công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng, dịch vụ công nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm đồ uống, dược phẩm, thực phẩm chức năng và sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao.

Sản xuất công nghiệp TP Thái Bình (ảnh báo Thái Bình)

Sản xuất công nghiệp TP Thái Bình (ảnh báo Thái Bình)

Huyện hiện có gần 150 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất công nghiệp. Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển, huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thường xuyên nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. 

Theo ông Đỗ Phúc Hậu, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện: Qua rà soát dịp đầu năm tại các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện lao động cơ bản ổn định, hoạt động sản xuất. Một số doanh nghiệp đang tiếp tục tuyển dụng lao động, bổ sung nguồn nhân lực để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch ngay từ những tháng đầu năm 2023. Qua đó góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp của huyện trong quý I ước đạt hơn 2.626  tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm 2022.

Thời gian tới, huyện tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa các dự án công nghiệp vào hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng lực sản xuất công nghiệp và nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng KCN Tiền Hải trong năm 2023

    Thái Bình: Quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng KCN Tiền Hải trong năm 2023

    12:15, 24/03/2023

  • Thái Bình: Dồn lực gỡ “thẻ vàng” IUU

    Thái Bình: Dồn lực gỡ “thẻ vàng” IUU

    10:25, 25/03/2023

  • Thái Bình: Nâng cao chuyển đổi số từng bước tạo nên cộng đồng số toàn dân

    Thái Bình: Nâng cao chuyển đổi số từng bước tạo nên cộng đồng số toàn dân

    00:06, 20/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO