Thái Bình: Doanh nghiệp mong muốn tham gia chuyển đổi số

THU HÀ 05/04/2023 06:24

Hiểu như thế nào, làm như nào về chuyển đổi số, hiện nay nhiều doanh nghiệp muốn tham gia nhưng vẫn còn lúng túng.

>>>Thái Bình: Liên kết vùng thúc đẩy kinh tế doanh nghiệp phát triển

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Vũ Mạnh Thắng - Chủ tịch hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết, Hiện tại ở Thái Bình các doanh nghiệp áp dụng chưa nhiều. Để thực hiện chuyển đổi số các doanh nghiệp còn nhiều lúng túng. Hiểu như nào là số, số là cái gì, chuyển đổi ra làm sao thì còn rất mù mịt. Đơn cử như chữ ký số nhưng nhiều ông giám đốc không biết nó là gì, tác dụng ra sao, niên hạn đến bao giờ, không hiểu.

Đương nhiên khi áp dụng chuyển đổi số vào kinh doanh giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Nhưng để doanh nghiệp làm được thì phải học, hiện ở Thái Bình còn thiếu nguồn nhân lực để hướng dẫn. Do vậy rất cần vai trò của Sở Thông tin Truyền thông và UBND tỉnh, các ngành chuyên môn mở các lớp đào tạo cho các doanh nghiệp tiếp cận tư duy ấy để còn vận hành nó hiệu quả, ông Thắng chia sẻ.

Hiểu như thế nào, làm như nào về chuyển đổi số, hiện nay nhiều doanh nghiệp muốn tham gia nhưng vẫn còn lúng túng.

Hiểu như thế nào, làm như nào về chuyển đổi số, hiện nay nhiều doanh nghiệp muốn tham gia nhưng vẫn còn lúng túng(ảnh MT)

Vừa qua, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình tổ chức hơn 200 doanh nghiệp lớn của tỉnh Thái Bình tham dự chuyên đề về chuyển đổi số. phần lớn cộng đồng doanh nghiệp đều mong muốn được tiếp cận nhanh chóng quá trình chuyển đổi số vì sẽ cắt giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa được năng suất làm việc của người lao động và lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Theo đại diện doanh nghiệp chia sẻ, việc đổi mới và áp dụng các phần mềm, giải pháp công nghệ là bắt buộc để chúng tôi trưởng thành và phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, là doanh nghiệp nhỏ, chưa hoàn thiện chuẩn hóa về quy trình sản xuất, quản trị và bán hàng nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong chuyển đổi số. Tuy chúng tôi biết được vai trò và sự cần thiết của chuyển đổi số, có khát vọng lớn nhưng chưa biết làm và bắt đầu từ đâu.

Thực tế cho thấy, 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến bao gồm: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Ông Trần Văn Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình, cho biết: Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay, bởi đó là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng.

Doanh nghiệp mong muốn tham gia chuyển đổi số

Doanh nghiệp mong muốn tham gia chuyển đổi số

Theo Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Bình mong muốn được tham gia vào quá trình chuyển đổi số là điều tất yếu hiện nay và cũng là xu thế chung của thế giới.

Trước đó, Thái Bình đã xây dựng xác định chuyển đổi số với với 3 trụ cột chính, đó là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Chính quyền số là trụ cột ưu tiên hàng đầu đã được Thái Bình khởi động từ nền tảng chính quyền điện tử gần 10 năm qua. Hiện nay 100% trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và huyện, thành phố sử dụng chung phần mềm hành chính công điện tử trong hoạt động quản lý, giải quyết thủ tục hành chính. Trong 1.773 thủ tục hành chính mà tỉnh đang thực hiện, với 100% thủ tục được thực hiện trực tuyến. Việc tiếp nhận hồ sơ, trả lời kết quả đều công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình cho biết, năm 2022 tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến của tỉnh kết nối đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia mới đạt 64,3% (mục tiêu đề ra năm 2022 là 100%). Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ cũng chỉ đạt 61,8% (mục tiêu đề ra năm 2022 là 80%).

Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 26,2%, trong khi mục tiêu đề ra năm 2022 là 100%.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp

    Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp

    01:00, 27/03/2023

  • Thái Bình: Tăng cường bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản

    Thái Bình: Tăng cường bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản

    15:49, 28/03/2023

  • NATO

    NATO "xoay trục" đối đầu Trung Quốc ở châu Á- Thái Bình Dương?

    04:00, 03/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Bình: Doanh nghiệp mong muốn tham gia chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO