Thái Bình: Tăng cường bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản

MINH HUỆ 28/03/2023 15:49

Với định hướng phát triển thủy sản theo hướng bền vững, những năm qua, Thái Bình rất chú trọng công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái biển.

>>>Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp

Chú trọng bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình: Thời gian qua, Sở thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các nội dung về khai thác, bảo vệ nguồn lợi và môi trường thủy sinh, với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng. Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, công tác tuần tra, xử lý vi phạm trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) cũng được triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: Hiện tượng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định, đặc biệt tình trạng sử dụng xung điện, chất nổ, các ngư cụ, nghề cấm khai thác vẫn còn diễn ra ở các địa phương. Đồng thời nhắc nhở, vận động ngư dân khai thác các nghề cấm chủ động chuyển đổi nghề nghiệp.

Với định hướng phát triển thủy sản theo hướng bền vững, những năm qua, Thái Bình rất chú trọng công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái biển.

Với định hướng phát triển thủy sản theo hướng bền vững, những năm qua, Thái Bình rất chú trọng công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái biển.

Ngành thủy sản đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế, không chỉ cung cấp thực phẩm mà còn giúp tạo việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NLTS của tỉnh đang có chiều hướng giảm do áp lực khai thác ngày càng gia tăng, chất lượng nguồn lợi, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế giảm nhanh, thành phần loài thủy sản đang bị suy giảm, nhiều loài cá trước đây phổ biến trong tự nhiên nay hiếm gặp.

Nguyên nhân do hoạt động khai thác, đánh bắt không hợp lý làm phá vỡ cân bằng loài tự nhiên, đặc biệt là tình trạng sử dụng xung điện, chất độc, ngư cụ cấm vẫn diễn ra. Hành vi, phương pháp khai thác tận diệt là một trong những nguyên nhân khiến Ủy ban châu Âu đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm khai thác hải sản của Việt Nam.

Do đó, công tác thả giống tái tạo NLTS được tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương ngày càng quan tâm. Ông Vũ Mạnh Thía - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết: Thời gian qua công tác tuần tra, xử lý vi phạm trong khai thác, bảo vệ NLTS cũng được triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ NLTS. Năm 2022 đã tuyên truyền, nhắc nhở 332 lượt phương tiện tham gia khai thác thủy sản trên vùng biển Thái Bình, vùng cửa sông, ven biển, trong đó kiểm tra trực tiếp 93 tàu cá. Quá trình tuần tra, kiểm soát đã phát hiện và lập biên bản xử lý 9 trường hợp vi phạm quy định của Luật Thủy sản, thu nộp ngân sách nhà nước trên 160 triệu đồng.

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra, lấy mẫu giám sát bệnh đốm trắng trên tôm tại xã Thụy Hải - Thái Thụy (ảnh báo Thái Bình)

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra, lấy mẫu giám sát bệnh đốm trắng trên tôm tại xã Thụy Hải - Thái Thụy (ảnh báo Thái Bình)

Với 64ha nuôi trồng thủy sản và 40 lồng cá trên sông, những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của công tác bảo vệ NLTS, xã Vũ Vân (Vũ Thư) đã đẩy mạnh tuyên truyền người dân nâng cao trách nhiệm, tham gia bảo vệ NLTS, đánh bắt cá theo đúng quy định, hướng dẫn, không dùng kích điện trong khai thác thủy sản. 

Bảo vệ môi trường thủy sản

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT:  Kế hoạch năm 2023, diện tích NTTS toàn tỉnh trên 15.600ha, phấn đấu sản lượng đạt trên 170.000 tấn. Với phương châm “phòng bệnh là chính, chống dịch kịp thời, hiệu quả”, ngành nông nghiệp đề nghị các huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch nuôi trồng và phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo đúng mục tiêu, nội dung mà kế hoạch đề ra.

Trong đó, thực hiện tốt công tác cải tạo ao đầm; quản lý diện tích, số lượng giống thả và đối tượng nuôi thả hàng năm, tuân thủ lịch thời vụ, đối tượng, mật độ thả nuôi giống thủy sản theo kế hoạch. 

Đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, người NTTS cần nhập giống, mua giống có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm chất lượng, không sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc, hóa chất trong NTTS. Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương hướng dẫn cải tạo ao đầm, bãi triều, lồng bè, cơ cấu đối tượng nuôi và lịch thời vụ theo đúng kỹ thuật, chuẩn bị tốt cho công tác thả giống thủy sản.

Ông Bùi Đình Bằng - Chủ tịch UBND xã Vũ Vân (Vũ Thư - Thái Bình) cho biết: Cùng với việc bảo vệ và phát triển NLTS, xã tập trung tuyên truyền tới người dân tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, không vứt rác bừa bãi, không phóng sinh các đối tượng thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường.

Kế hoạch năm 2023, diện tích NTTS toàn tỉnh trên 15.600ha, phấn đấu sản lượng đạt trên 170.000 tấn.

Kế hoạch năm 2023, diện tích NTTS toàn tỉnh Thái Bình trên 15.600ha, phấn đấu sản lượng đạt trên 170.000 tấn.

Từ năm 2020 đến năm 2022, ngành nông nghiệp đã tổ chức thả trên 840.000 con giống thủy sản các loại. Chương trình thả giống tái tạo NLTS đã góp phần làm đa dạng hóa hệ sinh thái, giúp nhiều hộ dân sinh sống cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Chiến lược phát triển thủy sản của nước ta đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo và phát triển NLTS phải được coi trọng thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng.

Để công tác bảo vệ NLTS phát huy hiệu quả và mang tính bền vững, ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng, các địa phương cần tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền đến người dân chấp hành nghiêm những quy định về việc cấm khai thác thủy sản trái phép bằng các ngư cụ như: xung điện, kích điện, khai thác thủy sản bằng cỡ mắt lưới nhỏ. Không phóng sinh các đối tượng thủy sinh vật ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại ra môi trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu thủy sản: Kỳ vọng khởi sắc trong quý 2

    Xuất khẩu thủy sản: Kỳ vọng khởi sắc trong quý 2

    01:00, 23/03/2023

  • Nâng cao năng suất nhờ ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản

    Nâng cao năng suất nhờ ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản

    01:25, 27/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Bình: Tăng cường bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO