Xuất khẩu thủy sản: Kỳ vọng khởi sắc trong quý 2

Diendandoanhnghiep.vn Xuất khẩu thủy sản đang có những tín hiệu lạc quan, các doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu sẽ từng bước phục hồi đà tăng trưởng từ quý 2/2023.

>> Doanh nghiệp "gặp khó" khi xuất khẩu thủy sản tươi sống sang Trung Quốc

Từ khi Trung Quốc mở cửa lại kinh tế sau Covid-19 (ngày 8/1/2023), xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này có nhiều khởi sắc. Mới đây, khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc) hoạt động bình thường trở lại đã giúp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tháng 2/2023 tăng trưởng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) nhận định, tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 2/2023 có dấu hiệu khả quan hơn so với tháng trước, nhưng mức tăng 4% về giá trị so với cùng kỳ thì chưa cho thấy rõ nét xu hướng hồi phục. Sau khi Trung Quốc mở cửa, xuất khẩu sang thị trường này bắt đầu có tín hiệu tích cực. Trong tháng 2, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 33% lên 122 triệu USD.

ang xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tươi sống, chủ yếu là qua cảng ICD Thành Đạt – Km3 + Km4, tại cặp chợ Biên Mậu Móng Cái – Đông Hưng

Nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tươi sống, chủ yếu là qua cảng ICD Thành Đạt – Km3 + Km4, tại cặp chợ Biên Mậu Móng Cái – Đông Hưng.

Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng Thư ký Vasep cho hay, giai đoạn 2018-2022, thương mại thủy sản Việt Nam - Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh nhất trong các thị trường chính. Từ vị trí số 3, Trung Quốc đã vươn lên thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn, thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Mặc dù nhận định đây là thị trường lớn, nhiều tiềm năng xuất khẩu thủy sản song theo ông Nam, công tác xét duyệt hồ sơ cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc còn chậm.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Sông Tiền, thủy sản là một trong những mặt hàng thực phẩm thiết yếu chỉ sau lương thực nên dù bối cảnh nào thì người tiêu dùng cũng cần sử dụng đến.

Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát, thu nhập eo hẹp thì họ sẽ có điều chỉnh phân khúc sản phẩm phù hợp theo túi tiền, đặc biệt làtrung bình đang bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi lạm phát. Các sản phẩm bình dân, có giá cả phải chăng như cá tra của Việt Nam sẽ có lợi thế hơn các sản phẩm phân khúc cao khác.

>> Thủy sản Quảng Ninh: Lớn, nhưng chưa mạnh

>> Trung Quốc có thể "soán ngôi vương" của Mỹ trong nhập khẩu thuỷ sản Việt

>> Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ giảm?

"Tình trạng sụt giảm đơn hàng thủy sản đã kéo dài từ đầu quý 4/2022, nhiều nhà nhập khẩu đã ngưng đơn từ 4-5 tháng thì lượng hàng tồn kho hiện tại cũng sắp cạn. Vì vậy, dự báo đến cuối quý 1 hoặc đầu quý 2 năm nay các khách hàng sẽ phải nhập hàng mới, tình hình đơn hàng sẽ được cải thiện ít nhiều. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận vào những thị trường được đánh giá có nền kinh tế tăng trưởng khả quan trong năm nay như khu vực châu Á, Trung Đông để cải thiện đơn hàng," bà Nguyễn Thị Ánh chia sẻ thêm.

Để vượt qua khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cho rằng cần ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng và quản trị hiệu quả hàng tồn kho. Có tới 87% doanh nghiệp thủy sản nhận thức được vấn đề đầu tư vào công nghệ để phát triển bền vững, tuy nhiên số doanh nghiệp này cho biết chưa sắp xếp được tài chính nên chưa thể triển khai; chỉ 13% doanh nghiệp sẵn sàng nguồn lực đầu tư ngay.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta, khuyến cáo trước mắt, các doanh nghiệp ngành thủy sản cần tập trung đàm phán khách hàng tìm cách giảm thiểu khó khăn, thiệt hại và có chia sẻ cho nhau. Tiếp theo, các doanh nghiệp nên xem xét lại điểm mạnh, yếu của mình để tìm ra hướng đi cho thời gian tới.

Theo nhận định từ các chuyên gia, trong năm 2023 như nguy cơ leo thang chiến tranh ở Ukraine và sự xuất hiện của cuộc chiến thương mại mới có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung thủy sản ở các thị trường lớn.

Bối cảnh trên vừa là thách thức nhưng cũng có thể coi là cơ hội cho thủy sản Việt Nam tăng cung cấp sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU...

Đặc biệt, việc Trung Quốc mở cửa sau thời gian dài áp dung "Không Covid" mang lại hy vọng lớn về sự hồi phục nhu cầu không chỉ ở thị trường này mà cả các thị trường khác trên thế giới khi hoạt động du lịch và giao thương được thông suốt.

Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng vào Trung Quốc khi thị trường này mở cửa trở lại, tuy nhiên, sự phục hồi này được đánh giá là phải từ quý II/2023. Đồng thời, ngành thủy sản của Việt Nam vẫn có sự lạc quan tại các thị trường có nền kinh tế tăng trưởng trong năm 2023 như khu vực châu Á, Trung Đông…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu thủy sản: Kỳ vọng khởi sắc trong quý 2 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713575723 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713575723 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10