Thái Bình: Hơn 300 doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu đơn hàng

Diendandoanhnghiep.vn Cắt giảm lao động, mở rộng thị trường và nâng cao cạnh trang năng lực sản phẩm bằng KHCN là các giải pháp để đang được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình vượt qua khó khăn.

>>> Thái Bình: Tận dụng thời cơ biến khát vọng thành hiện thực

Nhiều doanh nghiệp gặp khó

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 1 khu kinh tế, 9 khu công nghiệp với 218 dự án của doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho gần 76 nghìn lao động, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó lao động trong các doanh nghiệp FDI là 36.300 người.

Toàn tỉnh có 467 mô hình hợp tác xã (hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, nghề muối, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân). Tổng số lao động làm việc trong các mô hình hợp tác xã là 6.659 người, bình quân 19 lao động/mô hình, chủ yếu trong các tổ, đội dịch vụ thủy nông, cung ứng vật tư nông nghiệp.

Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm nay đã có hơn 300 doanh nghiệp (quy mô sử dụng 104 nghìn lao động) gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho nhiều do đơn hàng bị hủy, cho nên doanh nghiệp đã thỏa thuận với người lao động để điều chỉnh giờ làm.

Có 127 doanh nghiệp với 6.630 lao động bị ảnh hưởng, trong đó đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với 4.160 người, cho 320 người ngừng việc, giãn giờ làm 2.150 lao động. Doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng chiếm 67%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 33%; lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất là trong lĩnh vực dệt, may, da giày chiếm khoảng 80%.Bên cạnh đó, quy định tăng mức lương tối thiểu vùng cũng tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp do phải tăng các khoản chi phí được tính tỉ lệ theo lương, trong khi giá bán không thể thay đổi đối với đơn hàng đã ký kết, đặc biệt đối với những ngành sử dụng nhiều lao động.

Người lao động trong lĩnh vực dệt, may, da giày ở Thái Bình bị ảnh hưởng nhiều nhất (ảnh: minh họa)

Người lao động trong lĩnh vực dệt, may, da giày ở Thái Bình bị ảnh hưởng nhiều nhất (ảnh: minh họa)

Qua theo dõi, nhiều doanh nghiệp đã thích ứng linh hoạt, tái cơ cấu hoạt động, sắp xếp lại lao động, thay đổi mẫu mã sản phẩm, tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu mới, cắt giảm chi phí không cần thiết và tăng năng suất lao động để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Mặt khác, tiến hành tuyển dụng lao động có chọn lọc, sắp xếp lại ca kíp hợp lý, chia đều việc, duy trì các chế độ phúc lợi, trợ cấp cho người lao động để người lao động gắn bó làm việc với doanh nghiệp.

Theo Công ty TNHH dệt may An Nam, huyện Tiền Hải cho biết: Thời gian qua Công ty TNHH dệt may An Nam, huyện Tiền Hải luôn trực tiếp ký kết các đơn hàng sợi với đối tác nước ngoài mà không qua khâu trung gian nên đơn vị luôn chủ động được các đơn hàng. Tuy nhiên hơn 3 tháng qua hầu hết các đơn hàng xuất khẩu của đơn vị luôn bị chậm, thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào cũng có những khó khăn nhất định, bên cạnh đó việc cắt điện luân phiên cũng tác động rất lớn đến tiến độ đơn hàng. 

Ông Vũ Duy Hân - Giám đốc Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh (cụm công nghiệp Mê Linh, huyện Đông Hưng) cho biết: Năm nay, hoạt động của Công ty rất khó khăn, đáng lo nhất là đơn hàng các đối tác ký ở mức nhỏ lẻ, đơn giá lại thấp nên chúng tôi ở vào thế “làm đến đâu ăn đến đấy” bảo đảm việc làm cho hơn 700 lao động và Công ty gần như không có lợi nhuận. Việc không có nhiều đơn hàng cũng khiến chúng tôi chưa thể đưa một xưởng sản xuất mới với giá trị đầu tư hơn 50 tỷ đồng vào hoạt động được.

Theo đại diện Công ty TNHH PS Vina – KCN Gia Lễ cho biết: Thị trường châu Âu, Mỹ đang gặp khủng hoảng, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh làm cho các đối tác xuất khẩu của chúng tôi giảm sản lượng. So với cùng kỳ mọi năm, số đơn hàng của PS Vina giảm tới 50%.

Chia sẻ hỗ trợ doanh nghiệp

Theo lãnh đạo tỉnh Thái Bình: Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng tỉnh Thái Bình đã cố gắng phấn đấu cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện hạ tầng giao thông, xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số Khu công nghiệp và tích cực xúc tiến vận động đầu tư.

Với mục đích nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với vai trò của doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế-xã hội từ đó hướng tới việc xây dựng chính quyền thật sự thân thiện, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp ổn đinh, phát triển. Đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, của từng ngành, địa phương và các đơn vị.

Từ đầu năm đến nay nhiều doanh nghiệp trên đại bàn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để nắm rõ tình hình lao động và việc làm UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các sở, ngành rà soát tại các doanh nghiệp, Hợp tác xã kịp thời hỗ trợ phục hồi sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động.

Cắt giảm lao động thời vụ, rút ngắn thời gian làm việc và nhận gia công thêm các sản phẩm dệt may nội địa là các giải pháp để duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động đang được nhiều doanh nghiệp dệt may tập trung thực hiện để vượt qua khó khăn

Cắt giảm lao động thời vụ, mở rộng thị trường và nâng cao cạnh trang năng lực sản phẩm bằng KHCN là các giải pháp để đang được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình nỗ lực để vượt qua khó khăn

Mới đây, ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và động viên các doanh nghiệp nỗ lực sản xuất. Tại buổi kiểm tra ông Thận đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Được biết, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, UBND tỉnh Thái Bình đã tăng cường hoạt động trao đổi, đối thoại, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị và các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả, toàn diện các Nghị quyết của Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; kịp thời ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, khơi thông nguồn lực cho các doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh: Để chia sẻ đồng hành cùng với doanh nghiệp, hiện nay tỉnh Thái Bình đã tăng cường thực hiện đa dạng các hình thức thông tin về thị trường lao động, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ngày hội tư vấn học nghề và việc làm, giới thiệu việc làm trực tuyến để kết nối cung cầu lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Hơn 300 doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu đơn hàng tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714378087 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714378087 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10