Thời gian qua, tỉnh Thái Bình có nhiều sáng tạo trong chuyển đổi số (CĐS). Các doanh nghiệp, tổ chức đã áp dụng công nghệ số một cách hiệu quả vào sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
>>>Thái Bình: Tăng cường siết chặt công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Từ thúc đẩy doanh nghiệp CĐS...
Theo Sở Công Thương: Toàn tỉnh Thái Bình hiện có hơn 7.300 doanh nghiệp, trong đó khoảng 40% doanh nghiệp có website để quảng bá thông tin, hình ảnh sản phẩm, 90% doanh nghiệp sử dụng email và các ứng dụng hỗ trợ giao tiếp như Viber, Facebook Messenger, Zalo để trao đổi, giao dịch với khách hàng. 50% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh để phát triển giao dịch TMĐT mô hình B2B và B2C.
100% doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong khai báo thuế, hải quan và một số hệ thống chuyên ngành như ecosys... Đây là kết quả rất đáng ghi nhận trong quá trình số hóa và khai thác dữ liệu số phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình, cho biết: CĐS là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay, bởi đó là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng.
Thái Bình hiện có gần 10 nghìn doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh. Riêng năm 2022, lần đầu tiên địa phương này vượt mốc 1.000 doanh nghiệp được thành lập mới. Theo ông Quang, hiện nay phần lớn cộng đồng doanh nghiệp đều mong muốn được tiếp cận nhanh chóng quá trình CĐS. Đưa công nghệ số vào sản xuất sẽ cắt giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa được năng suất làm việc của người lao động. Và cũng nhờ CĐS mà lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Theo ông Nguyễn Văn Thi – Giám đốc sản xuất Công ty Sợ dệt Hương Sen comfort : Chuyển đổi số công nghệ một công ty đang đặt lên hàng đầu. Về đầu tư, công ty chọn những thiết bị máy móc hiện đại tiên tiến để phù hợp dây chuyền sản xuất để giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động giảm chi phí giá thành. Được biết, với diện tích nhà xưởng máy máy trên chục ha nhưng mỗi ca sản xuất công ty chỉ có khoảng 20 công nhân, bởi toàn bộ dây chuyền nhà máy được sử dụng máy móc hiện đại để cho ra chất lượng cao.
Theo ông Thi, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nên việc sử dụng sức lực của người công nhân bỏ ra rất ít. Tất cả đã được hỗ trợ bằng kỹ thuật máy móc. Từ đó nguồn thu nhập người lao động được đảm bảo, năng suất lao động được tăng đồng thời mức lương của người công nhân được tăng lên.
...đến sáng tạo số hóa
Theo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông: Trong lĩnh vực kinh tế số, xã hội số, nhiều cách làm hay, sáng tạo được doanh nghiệp, trường học, người dân sáng tạo và áp dụng hiệu quả. Tại các doanh nghiệp, ngoài ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, người lao động đã tận dụng nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS trong quản lý con người, trao đổi công việc.
Cùng với các tổ chức, đơn vị, người dân cũng đã tận dụng lợi thế của CĐS để ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Từ việc ứng dụng hệ thống tưới nước tự động cho cây trồng đến việc giới thiệu các sản phẩm thông qua sàn giao dịch điện tử, qua các ứng dụng facebook, zalo... góp phần tăng doanh thu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo ông Nguyễn Văn Thi – Giám đốc sản xuất Công ty Sợ dệt Hương Sen comfort, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nên việc sử dụng sức lực của người công nhân bỏ ra rất ít. Tất cả đã được hỗ trợ bằng kỹ thuật máy móc. Từ đó nguồn thu nhập người lao động được đảm bảo, năng suất lao động được tăng đồng thời mức lương của người công nhân được tăng lên.
Theo lãnh đạo tỉnh Thái Bình: Năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia. Ban Chỉ đạo về CĐS tỉnh Thái Bình đã ban hành kế hoạch hoạt động CĐS, trong đó tập trung triển khai nền tảng dữ liệu số, nhất là dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra.
Ông Vũ Xuân Thành - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết: Sở TT&TT tích cực phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện kế hoạch CĐS của tỉnh để hoàn thành các chỉ tiêu tỉnh giao về dữ liệu số, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đối với việc triển khai nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc tỉnh Thái Bình, Sở yêu cầu VNPT Thái Bình tích cực, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện thí điểm “Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình” với mục tiêu hỗ trợ tốt nhất công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.
Để triển khai hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai tới các đơn vị trong ngành.
Ông Đào Xuân Hiệu - Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đối với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh có 112 sản phẩm được truy xuất nguồn gốc và công nhận sản phẩm OCOP. Năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố triển khai đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, tiến tới công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh, từ đó khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp Thái Bình
Với quyết tâm tạo đột phá phát triển, đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, Thái Bình xây dựng lộ trình và bước đi phù hợp trong hoạt động CĐS; các sở, ngành, địa phương chủ động trong việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh để đưa Thái Bình bắt kịp, đi cùng, vượt lên phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể bạn quan tâm