Thái Bình: Tìm kiếm giải pháp để hàng hoá tiếp cận thị trường EU

Diendandoanhnghiep.vn Sau 1 năm thực hiện Hiệp định EVFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của Thái Bình ước đạt trên 250 triệu USD. Con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mặt hàng xuất khẩu của tỉnh.

>>> Thái Bình phòng, chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp thế nào?

>>> Thái Bình: Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát trái phép

Theo Sở Công thương Thái Bình, địa phương hiện có 50 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước EU như: Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch... Đặc biệt, sau 1 năm sau thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã tận dụng ưu đãi về thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu, đưa sản phẩm vào thị trường EU một cách thuận lợi.

Kim ngạch xuất khẩu của Thái Bình trong năm 2021 ước đạt 2 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu của Thái Bình trong năm 2021 ước đạt 2 tỷ USD

Theo ông Tô Xuân Cảnh - Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất kinh doanh sứ Hảo Cảnh, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, do được hưởng ưu đãi thuế quan nên hơn 1 năm qua, các phẩm sứ công ty có thêm sức cạnh tranh; xuất khẩu vào thị trường EU nhờ đó cũng tăng mạnh.

Cũng theo ông Cảnh, để thâm nhập thị trường EU, doanh nghiệp đã đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất tiên tiến làm ra các dòng sản phẩm sứ cao cấp đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng châu Âu. Đồng thời, tham gia các hội chợ quốc tế, xúc tiến thương mại để nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.

Còn tại công ty TNHH Giày da xuất khẩu Thành Phát, tận dụng những cơ hội từ Hiệp định EVFTA, phía công ty đang tích cực xúc tiến thương mại, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm bảo đảm đạt tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan, phấn đấu xuất khẩu 50% sản lượng hàng hóa làm ra.

Công nhân làm việc tại công ty TNHH Nghêu Thái Bình

Công nhân làm việc tại công ty TNHH Nghêu Thái Bình

Sau 1 năm thực hiện Hiệp định EVFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của tỉnh Thái Bình ước đạt trên 250 triệu USD. Con số này đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của Thái Bình trong năm 2021 ước đạt 2 tỷ USD, tăng 23,5% so cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công thương tỉnh Thái Bình, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU vẫn chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Theo bà Ngô Thị Liên - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, sở Công thương Thái Bình, thị trường EU là một thị trường rất rộng lớn và nhiều tiềm năng; đặc biệt với các ngành hàng dệt may, da giày, chế biến nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được quy tắc xuất xứ hàng hóa và các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.

Bà Liên cho rằng, để tiếp tục tận dụng được các lợi thế về thuế quan từ Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp sớm có giải pháp nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phát huy lợi thế cạnh tranh, bảo đảm sản phẩm xuất khẩu của mình đáp ứng được quy tắc xuất xứ và tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.

>>> Thương mại Việt Nam – EU tăng trưởng mạnh mẽ nhờ EVFTA

>>> EVFTA và những chỉ số niềm tin

Chúng tôi mong rằng, doanh nghiệp hãy tận dụng những cơ hội, ưu đã về thuế quan mà hiệp định EVFTA mang lại để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu; nhằm phát triển, hội nhập và đặc biệt là tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh Thái Bình”, đại diện sở Công thương Thái Bình cho biết.

Thực tế, hiệp định EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tại Thái Bình gia nhập hàng loạt thị trường lớn, thúc đẩy hoạt động giao thương và xuất khẩu. Đặc biệt, nhóm các ngành: dệt may, giày dép, thuỷ sản, gỗ, điện tử… đều là thế mạnh của các doanh nghiệp tỉnh Thái Bình và thị trường Châu Âu có nhu cầu cao. Để không bỏ lỡ cơ hội đưa doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động nghiên cứu về hiệp định EVFTA và thị trường Châu Âu.

Theo ông Vũ Văn Tuận – Đại diện công ty TNHH Nghêu Thái Bình: Thách thức hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu về EU khi có EVFTA chính là năng lực nội tại của các doanh nghiệp, có đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu hay không. Hàng hóa xuất khẩu vào châu Âu không chỉ đòi hỏi có chất lượng tốt mà cần phải minh bạch về thông tin nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu làm ra sản phẩm. Về phía công ty, từ năm 2012, công ty đã được EU cấp mã số kinh doanh để nhập khẩu vào EU. Về quy trình công nghệ sản xuất, công ty luôn luôn phải đáp ứng, áp sát theo BRC và ISO để đảm bảo quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau 1 năm thực hiện Hiệp định EVFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của tỉnh Thái Bình ước đạt trên 250 triệu USD

Sau 1 năm thực hiện Hiệp định EVFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của tỉnh Thái Bình ước đạt trên 250 triệu USD

Được biết, để tăng tốc trên “xa lộ” hội nhập, ngay khi EVFTA có hiệu lực đầu tháng 8/2020, phía Sở Công Thương Thái Bình đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA. Công tác cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư kinh doanh cũng được tỉnh Thái Bình tăng cường, hỗ trợ doanh nghiệp.

Hiện Sở Công thương Thái Bình đang xây dựng đề án đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Theo dự thảo đề án này, Thái Bình sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của tỉnh, chủ động khai thác các cơ hội, lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Mục tiêu đến năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Bình đạt hơn 2,7 tỷ USD, tương ứng với tốc độ tăng bình quân từ 10,5% giai đoạn 2021 – 2025.

Ông Nguyễn Quang Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình cho biết, đề án này cần có sự gắn kết với các đề án khác như quy hoạch tỉnh, phát triển ngành công thương, phát triển ngành nông nghiệp, phát triển thương mại điện tử… Phía Sở Công thương tỉnh Thái Bình cần chú trọng vấn đề xúc tiến thương mại liên quan đến các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tiếp cận các kênh kết nối với đối tác nước ngoài của Bộ Công thương; nâng cao nhận thức về xuất khẩu cho các doanh nghiệp như áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực.

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Tìm kiếm giải pháp để hàng hoá tiếp cận thị trường EU tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714158637 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714158637 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10