Đó là một trong nội dung trong dự án “Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” vừa được ký kết giữa Bộ NN&PTNT với Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc.
Dự án nhằm mục tiêu tăng thu nhập của người dân thông qua cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo và nâng cao năng lực canh tác tại đồng bằng sông Hồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thông qua phát triển công nghệ canh tác; tăng cường mối quan hệ và hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Dự án này sẽ được triển khai trong 4 năm (2019 – 2023) với tổng nguồn vốn 5 tỷ won.
Dự án bao gồm 5 nội dung: lập kế hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp cho đồng bằng sông Hồng; xây dựng, vận hành khu canh tác thí điểm và Trung tâm Đào tạo nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình (dự kiến triển khai tại xã Hoa Nam (Đông Hưng) với tổng diện tích 3ha); nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông và nông dân thông qua đào tạo tại địa phương và Hàn Quốc; hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp trang thiết bị nông nghiệp phục vụ vận hành khu canh tác thí điểm và Trung tâm Đào tạo nông nghiệp; kết nối cùng HTX, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để vận hành bền vững khu canh tác thí điểm và Trung tâm Đào tạo nông nghiệp sau khi kết thúc dự án.
Theo ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam là nước đi đầu trong sản xuất lúa gạo, nhưng hiệu quả kinh tế từ lĩnh vực này còn nhiều hạn chế do sản xuất nhỏ lẻ, tập quán canh tác lạc hậu. Mặc dù vậy, dự án triển khai tại Việt Nam sẽ đạt kết quả cao nhất, được nhân rộng tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các vùng khác của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
03:30, 03/07/2019
22:43, 24/06/2019
23:32, 11/06/2019
11:07, 03/06/2019
Khi đi vào hoạt động, khu canh tác thí điểm và Trung tâm Đào tạo nông nghiệp tại Thái Bình là Trung tâm đầu tiên của phía Bắc chuyên về đào tạo nông nghiệp công nghệ cao.
Trong khi đó, Thái Bình cũng đang thực hiện Dự án Khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ tại Quỳnh Phụ với tổng diện tích 250ha, vốn đầu tư 7.800 tỷ đồng do Thaco làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện đến năm 2021.
Theo Sở Nông nghiệp tỉnh Thái Bình, 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 13.754,3 tỷ đồng. Thái Bình định hướng chuyển sang nông nghiệp hàng hóa, có sản phẩm an toàn và sản xuất theo chuỗi. Theo đó, trong lĩnh vực trồng trọt, đối với cây lúa, giai đoạn 2021 – 2025 tiếp tục chuyển đổi khoảng 15.000ha sang trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn, tạo thương hiệu cây trồng đặc sản Thái Bình.Đối với chăn nuôi, giảm cơ cấu giá trị chăn nuôi lợn và gia cầm, tăng cơ cấu giá trị chăn nuôi trâu bò, phát triển các con vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng. Lĩnh vực thủy sản chú trọng phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, nuôi cá lồng trên sông theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020 tăng thêm 200 lồng tại các sông lớn, đồng thời thực hiện chuyển đổi một số vùng mới từ đất lúa sang nuôi trồng thủy sản. |