Thái Nguyên: Khoa học và Công nghệ tạo động lực cho tăng trưởng bền vững

KIM DUNG 20/10/2022 09:26

Bằng tinh thần lao động sáng tạo, ngành KHCN Thái Nguyên đã bám sát mục tiêu phát triển, ghi dấu ấn quan trọng, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.

>>Thái Nguyên: Khoa học công nghệ bám sát mục tiêu

Đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp

Tiến sĩ Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở KHCN Thái Nguyên, cho biết Sở đã triển khai công tác CCHC, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC liên quan đến doanh nghiệp như: Đăng ký chuyển giao công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp có các dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ; đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy đối với các sản phẩm hàng hóa, … giúp giảm thời gian chi phí cho doanh nghiệp khởi sự kinh doanh.

Tọa đàm CCHC ngày 29/9/2022 tại Sở KHCN Thái Nguyên

Tọa đàm CCHC ngày 29/9/2022 tại Sở KHCN Thái Nguyên

Trong thời gian qua Sở KHCN thường xuyên chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ quy trình giải quyết TTHC nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp, người dân của đội ngũ công chức tham gia giải quyết TTHC tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ và công chức cử đến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thái Nguyên.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa quy trình thủ tục, minh bạch, công khai niêm yết, đăng tải đầy đủ trên hệ thống website Sở, Trung tâm hành chính công của tỉnh tất cả các thông tin TTHC. Thường xuyên thực hiện quy định về rà soát, đánh giá TTHC, Sở có 54 TTHC được thực hiện tại Trung tâm hành chính công, gần 100% TTHC được giải quyết ở mức độ 3 và 4 đúng hạn và trước hạn, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; đẩy mạnh giải quyết công việc trên môi trường điện tử được ngành KHCN thực hiện quyết liệt. Qua thống kê, đến thời điểm hiện tại, 100% số lượng người dân, doanh nghiệp thực hiện đánh giá mức độ hài lòng về quy trình giải quyết TTHC của Sở KHCN.

Cải cách hành chính về thể chế, đặc biệt là tài chính cho KHCN. Thái Nguyên là 1 trong ít tỉnh lập được Qũy KHCN và tỉnh đang vận động doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển KHCN trong doanh nghiệp.

Kết nối cung cầu công nghệ - đổi mới sáng tạo

Ngành KHCN Thái Nguyên, trong những năm qua, đã thực hiện các giải pháp nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, kết nối cung cầu công nghệ, hỗ trợ phát triến doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm doanh nghiệp tham gia tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Từ đó khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời hướng dẫn tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã các tổ chức cá nhân về đăng ký Sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, Lê Quang Tiến và đại biểu tham quan khu trưng bày của Sở KHCN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, Lê Quang Tiến và đại biểu tham quan khu trưng bày của Sở KHCN

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy Sở KHCN đã tích cực triển khai xây dựng, tham mưu và trình UBND tỉnh ban hành các các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, như: Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 Quy định chi tiết nội dung và mức chi thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025; Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 27/10/2017 của UBND tỉnh về phát triển thị trường KHCN, doanh nghiệp KHCN năm 2018; Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 30/6/2017 về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025”; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 09/5/2019 về Triển khai thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”…

>>Thái Nguyên: Cùng doanh nghiệp chinh phục thị trường

 Năm 2017, Sở đã tiến hành đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghệp thuộc nhóm nghành công nghiệp chế biến chế tạo, kết quả cho thấy trình độ công nghệ của các doanh nghiệp đạt mức trung bình khá. Giai đoạn 2016-2018 tốc độ đổi mới công nghệ của tỉnh đạt 12,7%. Từ các cơ chế, chính sách và tình hình thực tế trên, Sở đã chỉ đạo các phòng chuyên môn triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, kết nối cung cấu công nghệ, hỗ trợ phát triến doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm doanh nghiệp tham gia tiếp nhận chuyển giao công nghệ... thông qua các hoạt động:

Đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ KHCN, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp; Tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ trong đó cung cập thông tin về công nghệ thông qua điểm kết nối cung cầu công nghệ, các sàn giao dịch công nghệ, kết nối dữ liệu với Bộ KHCN; Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ. Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các loại tiêu chuẩn, công bố hợp chuẩn, hợp quy…Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp trên địa bàn;

Cung cấp thông tin về hàng hóa kỹ thuật trong thương mại cho các doanh nghiệp. Thường xuyên hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin tại các chợ công nghệ, thiết bị, sự kiện trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ do Bộ KHCN tổ chức. Trong hoạt động thẩm định công nghệ cho các dự án đầu tư, trong quá trình thực hiện thường xuyên quan tâm hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, lựa chọn công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến.

>>Thái Nguyên: Top đầu cả nước về chuyển đổi số

Trên cơ sở xác định KHCN là động lực để phát triển, những năm qua, cùng với các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh, Sở KHCN đã đẩy mạnh tham mưu cho tỉnh thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về KHCN, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển toàn diện.

Đại diện lãnh đạo Sở KHCN tỉnh Thái Nguyên trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc cho Hội Nông dân tỉnh làm chủ sở hữu.

Đại diện lãnh đạo Sở KHCN tỉnh Thái Nguyên trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc cho Hội Nông dân tỉnh làm chủ sở hữu.

Đặc biệt Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên đã được bảo hộ tại 6 Quốc gia vùng lãnh thổ (Trung quốc, mỹ, Đài Loan, Nga, Nhật và Hàn Quốc); Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” được công nhận bảo hộ tại Liên minh châu ÂU (EU). Bên cạnh đó ngành KHCN cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chè Hà Thái cho biết: "Trong những năm tới, công ty mong muốn được Sở KHCN tiếp tục giúp đỡ công ty và bà con nông dân áp dụng những quy trình công nghệ để thực hiện sản xuất các sản phẩm tinh, sản phẩm chế biến sâu và chế biến đa dạng hóa các sản phẩm để phục vụ tất cả các thị trường trong nước và quốc tế".

Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên đã được bảo hộ tại 6 Quốc gia vùng lãnh thổ

Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên đã được bảo hộ tại 6 Quốc gia vùng lãnh thổ

Cùng với chè, thép là 1 trong những ngành thế mạnh và truyền thống của tỉnh. Năm 2021, cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại; chú trọng đến tiêu chuẩn đo lường và công bố hợp chuẩn hợp quy, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đã được Sở KHCN hỗ trợ triển khai thành công chương trình đảm bảo đo lường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ông Lê Song Lai, Tổng Giám đốc CTCP Gang thép Thái Nguyên cho biết, Sở KHCN tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ CTCP Gang thép Thái Nguyên trong rất nhiều hoạt động. KHCN thâm nhập vào mọi khâu, mọi công đoạn trong quá trình sản xuất. Từ năm 1998, Công ty áp dụng nhiều hệ thống quản lý tiên tiến như Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000; Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Sản phẩm Thép mang thương hiệu TISCO đã giành được nhiều giải thưởng: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sao vàng đất Việt, Thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng, Nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam, Thương hiệu nổi tiếng ASEAN,.... và được người tiêu dùng tin tưởng”.

>>Thái Nguyên: Hiện đại hóa tổ chức hành chính

 Ông Chính khẳng định, trong tình hình mới thì Sở KHCN sẽ tiếp tục tham mưu cho tỉnh ban hành các chính sách để phát triển công nghệ, khơi dậy khát vọng phát triển công nghệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số, kịp thời cung cấp thông tin về KHCN để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng KHCN và đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập trong giai đoạn hiện nay.

Đóng góp của KHCN ngày càng cao trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh ngày càng cao, giai đoạn 2016-2020 đạt 51,3%, cao hơn mức bình quân của giai đoạn 2011-2015 (đạt 35,4%). Từ đó cho thấy, khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Phát huy vai trò của ngành KHCN

Ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Ngành KHCN cần phát huy vai trò tiên phong trong triển khai Nghị quyết số 01 về chuyển đổi số, trong đó đẩy mạnh số hoá các sản phẩm, đề tài nghiên cứu, sáng kiến KHCN; đánh giá mức đóng góp của hoạt động KHCN vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động; xây dựng các đề tài nghiên cứu, chuyển giao KHCN mang tính ứng dụng cao, các chương trình, đề án trên các lĩnh vực đã ban hành.

>>Thái Nguyên: Chính quyền - doanh nghiệp đồng hành phát triển

 Việc tăng cường hợp tác quốc tế về KHCN cao phải là hướng ưu tiên trong hội nhập quốc tế của tỉnh Thái Nguyên, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức nước ngoài có trình độ KHCN tiên tiến. Để KHCN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất.

Thái Nguyên xác định: Phát triển công nghệ cao là điều kiện quan trọng để thúc đẩy KT-XH và bền vững theo hướng hiện đại. Tỉnh tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao; Xây dựng, phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng nhu cầu thị trường logistics, kinh tế số và thương mại điện tử. Ông Hùng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nhân Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

    Doanh nhân Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

    00:55, 12/10/2022

  • Công bố Nghị quyết thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

    Công bố Nghị quyết thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

    23:05, 09/10/2022

  • Thái Nguyên cần đẩy mạnh khởi nghiệp trong nông nghiệp

    Thái Nguyên cần đẩy mạnh khởi nghiệp trong nông nghiệp

    20:59, 09/10/2022

  • Thái Nguyên: Hiện đại hóa tổ chức hành chính

    Thái Nguyên: Hiện đại hóa tổ chức hành chính

    19:25, 08/10/2022

  • Thái Nguyên: Giao thông “đi trước mở đường”

    Thái Nguyên: Giao thông “đi trước mở đường”

    17:10, 08/10/2022

  • Thái Nguyên: Đào tạo lao động theo nhu cầu doanh nghiệp

    Thái Nguyên: Đào tạo lao động theo nhu cầu doanh nghiệp

    16:26, 08/10/2022

  • Sở Xây dựng Thái Nguyên: Giảm thiểu chi phí thủ tục xây dựng

    Sở Xây dựng Thái Nguyên: Giảm thiểu chi phí thủ tục xây dựng

    16:23, 08/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Nguyên: Khoa học và Công nghệ tạo động lực cho tăng trưởng bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO