Thái Nguyên: Tìm giải pháp nâng cao chỉ số Đào tạo lao động

KIM DUNG - VŨ PHƯỜNG 07/06/2024 14:54

Chỉ số Đào tạo lao động có trọng số 20% trong các chỉ số thành phần của PCI. Do đó, việc cải thiện chỉ số này sẽ đóng góp rất lớn trong việc tăng thứ hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên trong năm 2024.

>>> Tỉnh Thái Nguyên tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư

Nhìn nhận thực tế - Hoạch định hướng đi

Kết quả khảo sát thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 do VCCI công bố mới đây cho thấy, tỉnh Thái Nguyên vẫn tiếp đà tăng điểm trong 3 năm trở lại đây, xếp hạng 23/63, duy trì trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước. Trong đó, chỉ số Đào tạo lao động đã có sự cải thiện khi tăng 0,62 điểm so với năm 2022, đạt 6,95 điểm.

Hoạt động sản xuất của công nhân ngành may tại công ty CP Đầu tư quốc tế Thagaco (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên)

Hoạt động sản xuất của công nhân ngành may tại công ty CP Đầu tư quốc tế Thagaco (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên)

Theo Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, Thái Nguyên đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Theo đánh giá, mục tiêu này là “không ngoài tầm với” khi Thái Nguyên đang dần trở thành “thỏi nam châm” thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư FDI những năm gần đây. Các chính sách thu hút đầu tư tốt cùng với sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, môi trường đầu tư thân thiện, cởi mở đang là điểm cộng để những nguồn tài chính dồi dào bên ngoài tiếp tục “đổ” về Thái Nguyên. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư là vấn đề cấp thiết; trở thành bài toán để các nhà quản lý của tỉnh hoạch định những chiến lược phù hợp với thực tiễn.

Thái Nguyên cần hoạch định hướng đi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (Trong ảnh: sản xuất pin năng lượng mặt trời tại nhà máy Trina Solar, KCN Yên Bình)

Thái Nguyên cần hoạch định hướng đi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (Trong ảnh: sản xuất pin năng lượng mặt trời tại nhà máy Trina Solar, KCN Yên Bình)

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Xu hướng mới trên thị trường lao động hiện nay là gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế. Vì vậy, đòi hỏi công tác giáo dục nghề nghiệp cần được đổi mới để có nguồn nhân lực lao động có tay nghề, có trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng. 

Theo Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên – Nguyễn Thị Quỳnh Hương, để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, việc đầu tiên là cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch. Việc hoàn thiện này cần theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan, bảo đảm gắn với thị trường lao động theo hướng mở, liên thông, hiện đại, hội nhập và thích ứng, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hoá, phân tầng chất lượng, gắn với yêu cầu và xu hướng phát triển của thị trường lao động.

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Nguyên – Nguyễn Thị Quỳnh Hương, cách chương trình giáo dục nghề nghiệp cần phải được đổi mới, giảm lý thuyết, tăng thực hành để nâng cao tay nghề cho lao động

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Nguyên – Nguyễn Thị Quỳnh Hương, cách chương trình giáo dục nghề nghiệp cần phải được đổi mới, giảm lý thuyết, tăng thực hành để nâng cao tay nghề cho lao động

Cùng với đó, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Nguyên cho rằng, các nội dung, chương trình, phương thức đào tạo giáo dục nghề nghiệp cần phải được đổi mới, giảm lý thuyết, tăng thực hành; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng số cho người học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo cần được nâng cấp, chuẩn hoá, hiện đại hóa. Do đó, đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác công – tư trong giáo dục nghề nghiệp là giải pháp hữu hiệu hiện nay nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp.

>>> PCI Thái Nguyên 2023: Doanh nghiệp đánh giá thế nào?

Về việc này, ông Mông Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Hợp tác và phát triển nguồn nhân lực Thái Nguyên cho biết, hiện các cơ sở GDNN tại Thái Nguyên đã và đang phát triển theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Thực thế cho thấy, hơn 80% số học sinh, sinh viên tại Thái Nguyên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Nhiều vị trí việc làm khó trong doanh nghiệp được người học đáp ứng yêu cầu mà không phải đào tạo lại. Điều này khẳng định chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động.

Đặc biệt, từ năm 2022, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch phát triển GDNN giai đoạn 2022-2025, đặt mục tiêu đến năm 2025 bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN, một số nghề tiếp cận trình độ Quốc gia và các nước ASEAN 4.

Các cơ sở giao dục nghề nghiệp tỉnh Thái Nguyên chú trọng công tác thực hành nâng cao tay nghề cho học viên

Các cơ sở giao dục nghề nghiệp tỉnh Thái Nguyên chú trọng công tác thực hành nâng cao tay nghề cho học viên

Nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp

Theo đánh giá của VCCI, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI luôn quan tâm tới Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bởi đây là cơ sở tham chiếu quan trọng để doanh nghiệp đánh giá môi trường đầu tư, sự năng động của chính quyền địa phương và khả năng đáp ứng nhu cầu lao động tại địa phương đó.

Do đó, việc nâng cao chỉ số thành phần PCI “Đào tạo lao động” có ý nghĩa lớn, giúp nhà đầu tư yên tâm về lực lượng lao động để phục vụ sản xuất. Theo đánh giá, chỉ số “Đào tạo lao động” là chỉ số có lợi thế lớn của tỉnh và Thái Nguyên đang phấn đấu nằm trong nhóm 05 tỉnh/thành phố có chỉ số “Đào tạo lao động” cao nhất cả nước vào năm 2025.

>>> Gia tăng quyền năng nữ lao động trong các khu công nghiệp

Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới, ngành LĐTBXH Thái Nguyên sẽ tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm; thường xuyên tổ chức các hoạt tuyên truyền và trao đổi thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động; thực hiện tốt vai trò cầu nối doanh nghiệp với trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp dịch vụ việc làm có uy tín để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động.

Cùng với đó, Sở sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động điều tra, thu thập, cập nhật thông tin cầu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, dự báo thông tin thị trường lao động và tổ chức các hoạt động kết nối cung – cầu lao động sát với tình hình thực tế của tỉnh.

Việc nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp cũng là giải pháp tối ưu để đảm bảo chất lượng lao động, có tay nghề cao phục vụ các vị trí việc làm của từng doanh nghiệp. Đồng thời, Sở sẽ tổ chức đào tạo lại cho người lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người có hoàn cảnh gai đình khó khăn,…

Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu nâng cao Chỉ số PCI “Đào tạo lao động” trong giai đoạn 2023-2025 thông qua các chỉ tiêu:

  • Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng lao động phổ thông tại tỉnh là dễ dàng đạt từ 75% trở lên.
  • Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng cán bộ kỹ thuật tại tỉnh là dễ dàng đạt từ 50% trở lên.
  • Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng cán bộ quản lý, giám sát tại tỉnh là dễ dàng đạt từ 40% trở lên.
  • Tỷ lệ chi phí tuyển dụng lao động trong tổng chi phí kinh doanh giảm xuống dưới 5%.
  • Tỷ lệ chi phí đào tạo lao động trong tổng chi phí kinh doanh giảm xuống dưới 5%.
  • Giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt đạt từ 65% trở lên.
  • Tỷ lệ lao động tại doanh nghiệp đã tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt từ 65% trở lên.
  • Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại địa phương đã qua đào tạo đạt từ 40% trở lên.
  • Lao động tại địa phương đáp ứng hoàn toàn/phần lớn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp đạt từ 60% trở lên.
  • Giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng tốt đạt từ 77% trở lên.
  • Điểm thi trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 trở lên.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy định tiền lương trong hợp đồng lao động

    Quy định tiền lương trong hợp đồng lao động

    00:06, 28/05/2024

  • Phát triển doanh nghiệp thúc đẩy tăng năng suất lao động

    Phát triển doanh nghiệp thúc đẩy tăng năng suất lao động

    02:30, 27/05/2024

  • Cảnh giác “bẫy” xuất khẩu lao động, tránh “tiền mất, tật mang”!

    Cảnh giác “bẫy” xuất khẩu lao động, tránh “tiền mất, tật mang”!

    20:38, 25/05/2024

  • Để người lao động gắn bó với doanh nghiệp lâu dài

    Để người lao động gắn bó với doanh nghiệp lâu dài

    00:30, 23/05/2024

  • Giám đốc IMF cảnh báo AI “tấn công” thị trường lao động

    Giám đốc IMF cảnh báo AI “tấn công” thị trường lao động

    02:00, 19/05/2024

  • Lao động ngoài trời làm gì để vượt qua thử thách mùa nắng nóng?

    Lao động ngoài trời làm gì để vượt qua thử thách mùa nắng nóng?

    11:40, 10/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Nguyên: Tìm giải pháp nâng cao chỉ số Đào tạo lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO