Tham nhũng và lãng phí: “Lô cốt” cần công phá mạnh mẽ!

THANH BÌNH 29/07/2021 05:00

Cùng với việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mạnh mẽ, Quốc hội cũng cần coi trọng vấn đề thực hành tiết kiệm chống lãng phí hằng năm và cả nhiệm kỳ.

Bởi đôi khi thất thoát, lãng phí còn lớn hơn cả tham nhũng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội - Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV vừa qua. Phát biểu này một lần nữa cho thấy vấn đề tham nhũng, lãng phí chưa bao giờ thôi “nóng” dư luận lẫn nghị trường và nó dễ bùng phát bất cứ lúc nào nếu “kìm” không tốt.

Vậy tham nhũng và lãng phí có điểm giống và khác nhau như thế nào?

Điểm khác nhau ở chỗ: Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy đi tài sản của nhân dân, hoặc là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng là hành vi bắt nguồn từ lỗi cố ý. Còn lãng phí là việc sử dụng nguồn lực vào những hoạt động vô ích, gây thất thoát, hư hại đến tài sản. Lãng phí bắt nguồn từ năng lực yếu kém, hay thái độ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm.

Tuy nhiên, cả tham nhũng và lãng phí giống nhau ở chỗ, đều là tệ nạn từ những hành vi làm thất thoát tài sản của nhà nước, của nhân dân. Là những hành vi làm chậm sự phát triển kinh tế – xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với hoạt động quản lý của nhà nước và trực tiếp tác động tiêu cực đến sự ổn định chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước, đều đáng bị lên án và bị trừng trị.

Thực tế cho thấy, chúng ta đã có quá nhiều bài học về sự lãng phí, tham nhũng, đặc biệt lãng phí trong đầu tư công, đầu tư hạ tầng mà không hiệu quả, hàng ngàn tỉ “bốc hơi”.

Đ

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông hơn 10 năm chưa đưa vào khai thác.

Điển hình là tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông hơn 10 năm chưa đưa vào khai thác, tổng vốn đầu tư đội lên gấp 2-3 lần, từ 8.700 tỉ đồng thời điểm năm 2008 lên 22.500 tỉ đồng thời điểm trước vận hành. Nghĩa là chúng ta lãng phí thời gian, lãng phí tiền của nhân dân nhưng lại khó quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân nào.

Rồi câu chuyện về tổ chức bộ máy cồng kềnh, chức năng trùng lắp, chồng chéo về nhiệm vụ chẳng hạn… nhưng bộ máy cồng kềnh như vậy gây lãng phí bao nhiêu, chưa có đánh giá cụ thể.

Hay như Thủ tướng Phạm Minh Chính mới nói “các tỉnh lên trao đổi với tôi, có những con đường 400-500 tỉ thôi mà 13 đời bộ trưởng vẫn chưa xon”…. Phải nói rằng, những con số chạm vào cảm xúc của bất cứ ai, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang bộn bề gian khó bởi đại dịch Covid-19.

Khách quan mà nói, công tác chống tham nhũng, lãng phí hiện nay có những bước phát triển tương đối tốt. Nhưng từ thực tế trên cho thấy vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập và chúng ta muốn chống muốn gỡ trong ngày một ngày hai là điều không dễ.

Há chẳng phải, chúng ta cứ nói lãng phí là một trong những nguyên nhân gây ra căng thẳng về cân đối ngân sách, nhưng nói là lãng phí bao nhiêu thì chưa ai nói được, và lãng phí ở đâu, như thế nào cũng chưa ai nói được đấy sao?

Và lâu nay, cái khó trong xử lý lãng phí chính là khó quy trách nhiệm cá nhân. Trong nhiều trường hợp, sự lãng phí lại được đổ cho việc ban hành các chính sách chồng chéo hoặc chủ trương đầu tư sai, đầu tư quá nhu cầu, quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế cũng dẫn đến không bố trí vốn kịp thời, kéo dài thời gian thi công, làm tăng tổng mức đầu tư do trượt giá, hư hỏng thất thoát khối lượng xây lắp đã thực hiện…v..v.

Nói như ông Nhị Lê - nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản thì: “Lãng phí, thất thoát là lô cốt để tham nhũng có thể dựa vào, núp bóng. Lãng phí kỳ thực là chuyển từ túi này sang túi khác, tham nhũng dưới chiêu bài lãng phí chạy tội rất nhanh, rất khó xử. Đây là “lô cốt” cần công phá”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói: “Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, lãng phí”.

Điều này cũng có nghĩa, phải xác định lãng phí và tham nhũng đều nghiêm trọng như nhau và nó cũng là sự phung phí niềm tin của nhân dân. Chính sự lãng phí niềm tin một cách vô tội vạ đó không tiền bạc nào sánh được.

Vì vậy, không thể xem, không thể lơ là chuyện chống tham nhũng, lãng phí  “như đánh trận giả” được.

Có thể bạn quan tâm

  • Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyết định biện pháp đặc biệt để chống dịch

    19:16, 28/07/2021

  • Quốc hội khóa XV: Tinh thần trách nhiệm và khát khao cống hiến

    16:40, 28/07/2021

  • Quốc hội thông qua kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ giai đoạn 2021-2025

    11:37, 28/07/2021

  • Những vấn đề lớn nhìn từ Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc Hội

    11:18, 28/07/2021

  • Quốc hội thông qua dự toán chi và quyết toán NSNN năm 2019

    11:10, 28/07/2021

  • Phân bổ vốn đầu tư thấp, giáo dục không thể đột phá

    17:21, 27/07/2021

  • Xây dựng nông thôn mới: Chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc

    13:53, 27/07/2021

  • Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026

    17:24, 26/07/2021

  • Chánh án TANDTC: Nghiêm minh và nhân văn trong mỗi phán quyết tư pháp

    16:47, 26/07/2021

  • Toàn văn phát biểu nhậm chức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

    16:36, 26/07/2021

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt lợi ích Quốc gia, Dân tộc lên trên hết!

    15:41, 26/07/2021

  • Đại biểu Quốc hội: Cần giải pháp để "sống chung" dài hạn với dịch COVID-19

    15:17, 26/07/2021

  • Các đại biểu Quốc hội "hiến kế" chống lãng phí

    12:50, 26/07/2021

  • Đề cử Quốc hội bầu Thủ tướng nhiệm kỳ mới

    11:32, 26/07/2021

  • Chủ tịch nước tin Việt Nam sẽ tất thắng trong kiểm soát, đẩy lùi COVID-19

    10:00, 26/07/2021

  • Cần sự hợp tác giữa các địa phương để cùng chống dịch COVID-19

    20:32, 25/07/2021

  • Bộ Công Thương: Sẽ cắt giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn!

    17:43, 25/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tham nhũng và lãng phí: “Lô cốt” cần công phá mạnh mẽ!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO