Mỹ có thể tiến tới một thỏa thuận hạt nhân mới với Nga và Trung Quốc trong thời gian tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chú ý với việc công bố về chính sách ngoại giao mới, bao gồm thỏa thuận hạt nhân với Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia kiểm soát vũ khí đang lo lắng rằng các nỗ lực có thể phản tác dụng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai thỏa thuận hạt nhân mới trong chương trình nghị sự và nói thêm rằng đây sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng nếu không đạt được. "Có lẽ chúng ta có thể đàm phán thỏa thuận khác hoặc có lẽ chúng ta không thể", Tổng thống Trump nói đồng thời nhắc đến quyết định theo đuổi hiệp ước trong suốt bài phát biểu tháng Một.
Có thể bạn quan tâm
09:22, 02/03/2019
13:00, 28/02/2019
12:00, 25/04/2019
06:40, 26/04/2019
Theo một quan chức Nhà Trắng cho biết, họ đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm thúc đẩy đưa ra các lựa chọn cho Tổng thống Mỹ nhằm theo đuổi mục đích xây dựng thỏa thuận hạt nhân khác.
Tổng thống Trump muốn làm rõ rằng, việc kiểm soát vũ khí nên bao gồm cả Nga và Trung Quốc cùng với các vấn đề liên quan đến các loại vũ khí, các đầu đạn hạt nhân và tên lửa. Do đó, Nhà Trắng đang có tham vọng để có thể đưa ra các lựa chọn của Tổng thống nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc Tổng thống Trump từng chỉ trích về hiệp ước hạt nhân New START giống với một thỏa thuận tồi cùng vai trò của cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đang khiến các nhà quan sát bày tỏ lo lắng rằng, mục tiêu thực sự của chính quyền Tổng thống Trump có thể đang muốn thoát khỏi Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (new START), điều mà ông xem là tồn tại các hạn chế và lỗi thời.
Trung Quốc hiện đang phát triển năng lực hạt nhân. Đó là một trong những lý do vì sao chúng tôi đang tìm cách tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia tại Mỹ. Và đó cũng là lý do vì sao nếu chúng tôi có một cuộc đàm phán mới về kiểm soát vũ khí, giả dụ, với Nga, việc Trung Quốc tham gia đàm phán này cũng rất hợp lý.
Mặc dù vậy, giới quan sát đặt nghi ngờ về việc Trung Quốc sẽ tham gia đàm phán cho thỏa thuận này. Bắc Kinh từ lâu đã nói rằng họ sẽ không tham gia Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với các quốc gia có kho dự trữ hạt nhân lớn hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang sở hữu ít vũ khí hạt nhân hơn so với những gì Nga và Mỹ đang có. Trung Quốc thậm chí không ở trong cùng một sân chơi, hoặc thậm chí không chơi cùng một trò chơi.
Do đó, trừ khi Bắc Kinh đồng ý trở thành đối tác cơ sở trong một hiệp ước rộng lớn hơn, việc đưa Trung Quốc vào tầm kiểm soát của Hiệp ước START mới sẽ không trở thành hiện thức. Hoặc để đạt được sự bình đẳng, Nga và Mỹ sẽ phải giảm triệt để kho vũ khí của mình hoặc để Trung Quốc bắt đầu xây dựng kho dự trữ hạt nhân khổng lồ để phù hợp với số lượng của Mỹ và Nga.
Các quan chức quốc phòng châu Âu nói rằng ý tưởng lôi kéo Trung Quốc vào các cuộc thảo luận chiến lược là điều mới mẻ, nhưng họ không có nhiều hy vọng.
Hồi tháng 4, trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Phòng Bầu dục, ông Trump nói rằng ông nghĩ Moscow và Bắc Kinh sẽ "đi cùng" trong một thỏa thuận hạt nhân và nói rằng điều đó có thể xảy ra sau khi Mỹ và Trung Quốc hoàn tất đàm phán thương mại.
"Trung Quốc đang chi rất nhiều tiền cho quân sự. Mỹ cũng vậy. Nga cũng vậy. Và ba quốc gia có thể ngồi cùng với nhau và thảo luận về việc chi tiêu cho những thứ có thể hiệu quả hơn trong thời gian dài như tham gia vào việc giữ gìn an ninh thế giới", Tổng thống Trump nói.
Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, trước khi lôi kéo sự tham gia của Trung Quốc, Nga và Mỹ, hai cường quốc về vũ khí hạt nhân nên giải quyết những bất đồng xung quanh câu chuyện này. Cả Nga và Mỹ đều có những lý lẽ riêng, nhưng hai nước cũng có chung quan điểm về một số vấn đề.
Đầu năm nay, khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung, đã có nhiều người lo ngại, động thái này sẽ ảnh hưởng đến việc gia hạn Hiệp ước START mới. Trong bối cảnh thời hạn của hiệp ước sắp hết hiệu lực vào năm 2021, việc chấm dứt bản hiệp ước sẽ khiến thế giới trở nên thiếu an toàn và bất an hơn.