Tham vọng “siêu ứng dụng” của Lazada

Diendandoanhnghiep.vn Những bước đi mới nhất của nền tảng thương mại điện tử này đang cho thấy một tham vọng trở thành “siêu ứng dụng” ở Đông Nam Á.

Khái niệm về một “siêu ứng dụng” lần đầu tiên được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc bởi WeChat của Tencent. Đó là một ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào các dịch vụ nhắn tin, nội dung đa phương tiện, thanh toán điện tử, dịch vụ gọi xe hoặc thậm chí là tư vấn bác sĩ trực tuyến và một số các dịch vụ khác.

Wechat một

Wechat một "siêu ứng dụng" của Trung Quốc.

Giờ đây, khái niệm “siêu ứng dụng” đã ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dùng di động Châu Á do tính linh hoạt của chúng. Chỉ từ một nền tảng, người dùng có thể gửi tin nhắn, đặt đồ ăn, đi taxi hoặc đặt vé máy bay và thanh toán hàng hóa ...

Rõ ràng, nếu xét một cách tổng thể thì có thể “loại” Lazada ra khỏi ngôi nhà của những “siêu ứng dụng” Đông Nam Á.

Nền tảng thương mại điện tử này được thành lập tại Singapore vào năm 2012. Lazada chứa đựng DNA của “vườn ươm” Rocket Internet, công ty được biết đến như một studio khởi nghiệp tại Đức, bản thân Lazada chủ yếu là sao chép các mô hình kinh doanh được nâng cấp từ Thung lũng Silicon và cấy ghép chúng vào các địa điểm ở nước ngoài.

Đến năm 2015, tổng khối lượng hàng hóa(GMV) của Lazada đã vượt 1,3 tỷ USD, vượt qua đối tác của Indonesia là Tokopedia để trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu khu vực. Sau đó, Lazada được Alibaba mua lại 83% cổ phần, họ cung cấp các dịch vụ bao gồm thương mại, hậu cần và thanh toán tại sáu quốc gia trong khu vực: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Công ty cũng đặt mục tiêu phục vụ 300 triệu khách hàng vào năm 2030.

Mặc dù có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc. Lazada đang bị một nền tảng thương mại điện tử “cây nhà lá vườn” của Đông Nam Á là Shopee từng bước vượt lên trên.

Lazada đang bị Shopee vượt lên trên ở số lượng người dùng ở Đông Nam Á.

Lazada đang bị Shopee vượt lên trên số lượng người dùng ở Đông Nam Á.

Nhưng những thay đổi gần đây của Lazada đang cho thấy tham vọng trở thành một siêu ứng dụng trong khu vực.

Đầu tiên là hồi cuối năm 2020, Lazada đã hợp tác với Grab tại Việt Nam để tích hợp các dịch vụ của cả hai công ty trên nền tảng địa phương của họ. Sự hợp tác này cho phép người dùng Việt Nam tiếp cận dịch vụ giao bữa ăn theo yêu cầu GrabFood từ trang chủ của ứng dụng và trang web của Lazada. Nền tảng của Lazada cũng có thể được truy cập thông qua các liên kết được nhúng trong các biểu ngữ chiến dịch của Grab.

Từ đó, các khách hàng của cả hai nền tảng nhận được thêm nhiều ưu đãi khác đến từ "cái bắt tay" của hai nền tảng hàng đầu tại Việt Nam. Phía Lazada có thể tận dụng mạng lưới đối tác giao hàng rộng khắp của Grab trên cả nước và các nội dung về trải nghiệm ẩm thực GrabFood được phát trực tiếp trên ứng dụng Lazada. Thêm vào đó là nhiều khuyến mãi, phiếu mua hàng sẽ dành cho khách hàng của Grab và Lazada…

Cái bắt tay của Lazada và Grab ở Việt Nam năm 2020.

Cái bắt tay của Lazada và Grab ở Việt Nam năm 2020.

Cũng trong năm 2020, nền tảng thương mại này đã thêm tính năng đặt vé máy bay vào các dịch vụ dành cho người dùng ở Singapore và Philippines.

Và mới đây, họ đã hợp tác với ComfortDelGro, dịch vụ gọi xe của công ty vận tải Singapore, để kết hợp giữa các dịch vụ vận chuyển và thương mại điện tử ngoài việc chỉ giao dịch bán phiếu mua hàng. Quan hệ đối tác tại Singapore sẽ cung cấp tích hợp ứng dụng trực tiếp giữa hai công ty và cho phép người mua sắm trên Lazada có “hành trình người dùng liền mạch bao gồm trải nghiệm mua sắm và vận chuyển tất cả trong một”.

Dịch vụ có tên CDG Taxi, được đặt cùng với các dịch vụ chính của Lazada, bao gồm LazMall, Taobao, RedMart và LazLive. Sự phát triển này diễn ra sau khi ComfortDelGro bổ sung thêm 25 xe ô tô cho thuê tư nhân như một phần của đợt thử nghiệm dịch vụ đặt xe kéo dài một tháng, đối đầu với những gã khổng lồ Đông Nam Á Grab và Gojek.

Với vị trí bắt mắt của CDG Taxi trong ứng dụng Lazada cho thấy nền tảng thương mại điện tử này đang cố gắng phát triển ngoài dịch vụ cốt lõi của mình để trở thành một “siêu ứng dụng” như Grab hay là Gojek. Tuy nhiên, tính năng gọi taxi trên ứng dụng Lazada không khả dụng bên ngoài Singapore.

Trong quý kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, Lazada đã đạt được mức tăng trưởng ba con số so với cùng kỳ năm trước và thu về 1,5 tỷ USD, cùng với các doanh nghiệp bán lẻ thương mại quốc tế khác của Alibaba.

Có thể nói, bên cạnh việc được thúc đẩy bởi các điều kiện chính trị xã hội tương đối ổn định và thuế quan ưu đãi trong khu vực, cùng với dân số đông đúc hơn 600 triệu người, Đông Nam Á đang phát triển với tốc độ phi thường. Khu vực này đang được coi là mảnh đất màu mỡ của các nền tảng thương mại.

Việc chuyển mình của Lazada có thể mới chỉ là những bước đầu tiên trên con đường “siêu ứng dụng” nhưng với nền tảng tài chính hùng hậu, người dùng Đông Nam Á có thể đặt nhiều kỳ vọng trong thời gian tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tham vọng “siêu ứng dụng” của Lazada tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714166842 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714166842 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10