Tháng 5 thị trường sẽ biến động do tâm lý “Sell in May”?

Diendandoanhnghiep.vn Tháng 5 thường là thời điểm rơi vào “khoảng trống” thông tin từ doanh nghiệp cho nhà đầu tư do qua thời điểm báo cáo tài chính quý 1, do đó thị trường thường hay có biến động.

Sell in May and go away đã trở thành chiến lược đầu tư của

Sell in May and go away đã trở thành chiến lược đầu tư quen thuộc của Phố Wall.

Về vấn đề “Sell in May”, trao đổi với phóng viên, ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Tân Việt (TVSI) nhận định rằng, tháng 5 cũng có thể giao dịch của thị trường sẽ chậm lại so với các tháng trước, tuy nhiên, hiệu ứng Sell in May có thể đến từ một vài nguyên nhân.

Nhưng chủ yếu là do trong tháng 4 trước đó tất cả các thông tin tốt về doanh nghiệp đều đã có thông qua báo cáo tài chính quý 1/2021, do đó thông thường đến tháng 5 rơi vào “khoảng trống” các thông tin, dẫn đến những điều chỉnh nhất định trên thị trường.

Tuy nhiên, "nó cũng tùy thuộc từng năm, trong năm 2021, theo tôi yếu tố “Sell in May” chỉ một phần nào tác động lên thị trường, còn về cơ bản thị trường vẫn sẽ giao dịch ổn định", ông Nam phân tích.

Về mốc điểm của thị trường, một số nhận định cho rằng thị trường sẽ biến động mạnh “xuyên thủng” ngưỡng 1.200 điểm nhưng tôi cho rằng điều này khó xảy ra, xác suất cao thị trường sẽ biến động trên ngưỡng 1.200 điểm.

Theo ông Nam, trong tháng 5 có một số yếu tố hỗ trợ thị trường. Đầu tiên dòng cổ phiếu ngân hàng đang tương đối ổn định, kết quả kinh doanh của phần lớn các ngân hàng cho thấy yếu tố tăng trưởng rất cao. Do đó, các nhóm cổ phiếu chính đang giao dịch ổn định, thông thường sẽ hỗ trợ cho tâm lý chung của thị trường.

Bên cạnh đó, các nhóm cổ phiếu khác đang cho thấy kết quả kinh doanh tốt.

Còn yếu tố margin tăng cao trong quý 1 không phải là điều nhà đầu tư nên quá lo lắng. Bởi liên tục trong thời gian qua, nhiều cổ phiếu 2021 nhiều doanh nghiệp và ngân hàng đã niêm yết qua giai đoạn 6 tháng để được cấp margin. Trong khi đó nhu cầu thị trường tăng cao khi các nhà đầu tư mới đăng ký mở tài khoản (F0) liên tục trong năm 2020. Năm 2020, các nhà đầu tư F0 chưa sử dụng đòn bẩy nhiều do những người mới chưa muốn mạo hiểm, nhưng sau một thời gian đến năm 2021, nhu cầu sẽ tăng cao.

“Lực cầu đó lớn hơn so với con số CTCK hiện tại đáp ứng được, đâu đó khoảng gấp 2 lần cho nên CTCK nào tăng vốn càng sớm sẽ càng thu hút được lực cầu từ nhà đầu tư”- ông Lê Ngọc Nam cho biết.

TVSI vừa qua trong cuộc họp ĐHĐCĐ cũng đã thông qua việc nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thị trường cũng như hoạt động kinh doanh trong năm 2021.

Đây là cuộc chạy đua tăng vốn trên toàn thị trường, ngoài TVSI có thể điểm qua một số tên tuổi khác như CTCP chứng khoán TP.HCM (HSC) đã lấy ý kiến cổ đông việc phát hành têm hơn 150 triệu cổ phiếu trị giá hơn 1.500 tỷ đồng, giúp nâng vốn điều lệ HSC lên 4.583 tỷ đồng.

Hay như CTCK VNDirect cũng phát hành thêm tối đa hơn 220 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu, thu về hơn 2.200 tỷ đồng. VNDirect dự kiến tăng vốn lên 4.400 tỉ đồng từ mức hiện tại 2.145 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Nam hiện có một điều đáng lo hơn, chính là việc định giá. Định giá của cổ phiếu đã cao thì tiềm năng việc mua vào không còn nhiều, đến thời điểm đó mới có yếu tố cộng hưởng. Vừa giá cao, vừa mua bằng tiền vay, nếu xảy ra cú sốc nào đó sẽ tác động rất mạnh lên thị trường.

COVID-19 là một trong những yếu tố tác động rất mạnh lên thị trường chứng khoán khi có thông tin xấu.

COVID-19 là một trong những yếu tố tác động rất mạnh lên thị trường chứng khoán khi có thông tin xấu.

Không chỉ vậy, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với các biến thể mới của COVID-19 cũng là yếu tố đáng lo tác động lên thị trường.

Theo ông Nam: “chúng ta đã phải sống chung với COVID-19”. Có thể Việt Nam phòng trừ ở kiểm soát tốt ở thời điểm hiện tại không đồng nghĩa với việc trong tương lai không có biến cố.

Do đó, yếu tố COVID-19 là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến xu hướng của thị trường, dịch bệnh đang rất khó kiểm soát và có nhiều biến số.

“Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn kiểm soát rất tốt dịch bệnh, do đó nhà đầu tư có thể tiếp tục kỳ vọng vào những gì Việt Nam đã làm được. Nếu trường hợp xấu xảy ra, thì không chỉ riêng chứng khoán, tất cả các ngành nghề đều sẽ bị tác động” – Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư TVSI nhận định.

Trong tháng 5, ông Lê Ngọc Nam khuyến nghị cho nhà đầu tư tình hình diễn biến thị trường sẽ tương đối ổn định nếu không có các thông tin quá tiêu cực về COVID-19. Hiện tại thị trường tình hình chung thị trường vẫn ổn định, margin không thể tăng thêm được do CTCK không còn room, dẫn đến lực cầu trên thị trường suy giảm nhẹ, nhưng đó là do lực cầu vượt cung chứ không xuất phát từ tâm lý lo sợ ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doah nghiệp.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháng 5 thị trường sẽ biến động do tâm lý “Sell in May”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714111179 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714111179 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10