Sau rà soát, đã phát hiện 164 dự án chậm tiến độ quá 24 tháng, gia hạn nhiều lần nhưng chưa triển khai, tỉnh Thanh Hóa cương quyết xử lý dứt điểm nhằm sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai.
>>Tiếp tục xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa đến nay, địa bàn có 1.617 dự án được giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích 7.863,82 ha. Sau khi được giao đất, cho thuê đất, đa số các chủ đầu tư đã tích cực, khẩn trương triển khai đầu tư dự án đảm bảo theo tiến độ đã được chấp thuận và tiến độ đã cam kết. Nhiều dự án đã hoàn thành, đưa đất vào sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích.
Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra tính đến tháng 7/2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn 405 dự án đầu tư đã được giao đất, cho thuê đất với diện tích rất lớn, nhưng triển khai chậm tiến độ hoặc không triển khai. Trong đó, có 164 dự án chậm tiến độ quá 24 tháng, vi phạm điểm i, khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Được biết, nguyên nhân chủ quan là do khi cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa lựa chọn nhiều nhà đầu tư không có kinh nghiệm, thiếu năng lực tài chính triển khai, có những nhà đầu tư găm đất không triển khai dự án hoặc còn chờ thời điểm.
Xảy ra tình trạng nhiều dự án “treo”, dự án chậm tiến độ bên cạnh những vướng mắc pháp lý mà nhà đầu tư gặp phải, cũng có không ít trường hợp nhà đầu tư không có năng lực tài chính nhưng vẫn tìm cách đề xuất dự án để được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, rồi giữ đất chờ tăng giá, chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác kiếm lời. Một số nhà đầu tư sau khi được giao đất đã cố tình trì hoãn, sau đó tìm cách xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất hòng thu lợi. Những dự án “treo” đã gây lãng phí tài nguyên, xáo trộn đời sống người dân vùng dự án, dẫn đến các phản ứng xã hội tiêu cực. Ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của tỉnh nhà.
Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, để giải quyết những dự án chậm triển khai, quá hạn, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác phối hợp với các địa phương rà soát lại tiến độ thực hiện các dự án đã được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn.
>>Quảng Ninh: Mạnh tay với các dự án chậm tiến độ, vi phạm xây dựng
Được biết, UBND tỉnh đã quyết định thu hồi đất 21 dự án với tổng diện tích 89,88 ha tránh lãng phí nguồn lực đất đai; gia hạn tiến độ sử dụng đất 88 dự án nhưng yêu cầu chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian được gia hạn. Tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo các ngành tiếp tục xem xét, tham mưu xử lý theo quy định đối với 46 dự án chậm tiến độ. Đến giữa tháng 7/2022 đã có 9 dự án khắc phục xong vi phạm.
Minh chứng cho cương quyết xử lý các dự án “treo”, chậm tiến độ ngày 5/8, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2656/QĐ-UBND về việc thu hồi gần 90 nghìn m2 đất từ Công ty cổ phần AE Toàn Tích Thiện, đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Ngày 5/8/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Văn bản số 11527/UBND-CN về việc khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” và “dự án treo”, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn và theo nhiệm vụ, chức năng quản lý kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ những quy hoạch đã quá thời hạn, không còn tính khả thi. Rà soát đối với các dự án đầu tư đã được UBND cấp huyện chấp thuận đầu tư, có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng dự án “treo”.
Đây là những động thái kiên quyết của tỉnh, tuy nhiên để thu hồi ngay được diện tích đất đang bị các chủ đầu tư “treo” là không dễ, do quy định của pháp luật liên quan đến đất đai vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với thực tế.
Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Công văn số 4358/VPCP-CN ngày 13/7/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” và “dự án treo”; trên cơ sở đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 5531/SXD-QH ngày 30/7/2022, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giao Sở Xây dựng theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp xác định các loại hình điều chỉnh quy hoạch (quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị), việc tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan đảm bảo theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp bài dự án chậm trễ gần chục năm ở Nghệ An: Vì sao dự án chậm tiến độ vẫn được gia hạn?
19:57, 26/07/2022
Quảng Nam: Loạt dự án chậm tiến độ được kiến nghị gia hạn
03:00, 20/07/2022
Nghệ An: “Đau đầu” xử lý dự án “treo”, dự án chậm tiến độ
03:00, 16/07/2022
Quảng Ninh: Mạnh tay với các dự án chậm tiến độ, vi phạm xây dựng
01:06, 01/06/2022
Nghệ An “mạnh tay” với dự án chậm tiến độ
20:15, 31/05/2022
Nghệ An: Chủ đầu tư “mắc kẹt” với dự án chậm tiến độ ở Cửa Lò
03:30, 26/05/2022
Nghệ An: Tràn lan các dự án chậm tiến độ ở đô thị biển Cửa Lò
00:02, 23/05/2022