Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về tháo gỡ khó khăn về quy định PCCC

KIM OANH 31/03/2023 13:27

Hàng loạt doanh nghiệp nhiều ngành nghề tại Thanh Hóa đã khẩn thiết kêu cứu, với mong muốn sớm tháo gỡ những vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến nguy cơ phá sản.

>>Kiến nghị tháo gỡ bất cập trong quy định phòng cháy chữa cháy

>>Quy định phòng cháy chữa cháy đang làm “khó” doanh nghiệp

Tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023 diễn ra ngày 31/3 với chủ đề: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” do UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Tại đây, đã có nhiều ý kiến của các doanh nghiệp đại diện cho các hiệp hội, hội ngành hàng, đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Ttrong đó, nổi cộm nhất là những vướng mắc trong  quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy quá cao, doanh nghiệp không thể đáp ứng, dẫn tới tê liệt sản xuất; bị đình chỉ sản xuất…

Phân nhóm các doanh nghiệp có nguy cơ cháy nổ

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn, cho biết: Hiện nay, ngành dệt may và da giày đang đối diện với rất nhiều khó khăn, hệ lụy kể từ đại dịch COVID-19 đến việc tăng lãi xuất ngân hàng. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất hiện nay liên quan đến việc Nhà nước áp dụng các tiêu chuẩn mới trong PCCC mà nhiều doanh nghiệp chưa thể đáp ứng ngay được và nguy cơ sẽ bị đình chỉ hoạt động.

Hàng trăm doanh nghiệp bị xử phạt, đỉnh hoạt động vì quy định mới của PCCC

Hàng trăm doanh nghiệp bị xử phạt, đỉnh hoạt động vì quy định mới của PCCC

Theo ông Lâm, hầu hết các nhà máy, công xưởng dệt may trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng nhiều năm, chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn về PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp dệt may và da giày bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính về công tác PCCC và đình chỉ hoạt động. Doanh nghiệp vi phạm PCCC không đánh giá được tiêu chuẩn quy định để sản xuất hàng xuất khẩu, không đủ điều kiện để ký hợp đồng với những khách lớn có giá trị cao. Điều này gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp dệt may, da giày và nguy cơ ảnh hưởng tới cơ hội việc làm của hàng vạn lao động, ông Trịnh Xuân Lâm đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, kiến nghị với Chính phủ có phương án tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và da giày vượt qua khó khăn và từng bước thực hiện lộ trình hoàn chỉnh hệ thống PCCC đáp ứng yêu cầu của pháp luật, cụ thể:

Đối với nhà máy dệt may đã quy hoạch xây dựng từ trước, thiếu hoặc chưa bảo đảm quy định các công trình về PCCC, như: bể PCCC, hệ thống đường cấp nước, hệ thống chữa cháy tự động, khoảng cách, bậc chịu lửa, hành lang chữa cháy, lối thoát nạn… tỉnh cần có cơ chế, giải pháp phù hợp tạo điều kiện cho DN hoạt động và khắc phục theo lộ trình.

Đối với các đơn vị đã được thẩm duyệt và nghiệm thu PCCC theo tiêu chuẩn cũ thì nên kéo dài thời gian được hoạt động tối thiểu từ 2-3 năm để DN có thời gian và kinh phí nâng cấp, sửa chữa, thay thế hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn mới đáp ứng yêu cầu của pháp luật.

>>KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ

>>Doanh nghiệp khó khăn - Ngân hàng lãi lớn: Cần số liệu để đánh giá đủ

>>TP.HCM dự kiến chi 4.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do COVID-19

Quy chuẩn PCCC quá cao khiến doanh nghiệp bế tắc?

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Hợp Lực cho rằng có quá nhiều tiêu chuẩn, điều kiện PCCC mới được coi là điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng họ không cách nào đáp ứng được. Ví dụ, yêu cầu về khoảng cách tối thiểu để đảm bảo an toàn PCCC thì doanh nghiệp ở các khu đô thị có mật độ xây dựng cao sẽ vô cùng khó khăn. Hoặc trước đây, hệ thống ống gió điều hòa chỉ cần bọc amiăng, nhưng nay, QCVN 06:2022/BXD yêu cầu bọc bằng thạch cao chống cháy có chi phí đắt đỏ, khiến doanh nghiệp đầu tư đội chi phí lên gấp đôi, gấp ba.

Hàng loạt doanh nghiệp tại Thanh Hóa kiến nghị cần nới thời gian áp dụng quy định PCCC mới cho các doanh nghiệp đang hoạt động để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị

Hàng loạt doanh nghiệp tại Thanh Hóa kiến nghị cần nới thời gian áp dụng quy định PCCC mới cho các doanh nghiệp đang hoạt động để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị

Điều đáng nói là, gần như tất cả các thủ tục để đưa công trình vào sử dụng đều phụ thuộc vào việc hoàn thiện thủ tục liên quan đến PCCC. Trong khi đó, thời gian thực hiện thủ tục về PCCC hiện nay bị kéo dài, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

Bên cạnh những ý kiến về PCCC, còn các nhóm kiến nghị, đề xuất đã được các doanh nghiệp đại diện cho các hội, hiệp hội, ngành hàng gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp thành các nhóm nội dung, như sau: Vướng mắc về thủ tục pháp lý; bất cập về các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, gia hạn thời gian sử dụng đất, vốn hóa giá trị quyền sử dụng đất; công tác phòng cháy, chữa cháy; các chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp, các chi phí thuế tài nguyên, thuế môi trường, thuế nhập khẩu, giá thuê đất; tiếp cận vốn ngân hàng; giá vật liệu xây dựng; tuyển dụng lao động; kết nối thị trường tiêu thụ; bố trí vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư các khu tái định cư; hỗ trợ thủ tục tiếp nhận chuyên gia nước ngoài; quy hoạch các bãi đậu đỗ xe và hoạt động của xe điện tại các khu du lịch; thực hiện thủ tục hành chính, trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư, thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ giúp doanh nghiệp phát triển

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ giúp doanh nghiệp phát triển

Chia sẻ khó khăn với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn, vướng mắc về PCCC, đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã thông tin tới DN các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC hiện hành. Với các cơ sở đã nghiệm thu PCCC theo quy định trước khi Nghị định 136/2020/NĐ-CP và không cải tạo thêm thì sẽ không phải thực hiện nghiệm thu lại.

Đồng thời, công an tỉnh sẽ tổng hợp các vướng mắc về công tác PCCC trong thời gian qua, báo cáo UBND tỉnh để đưa ra giải pháp, đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đang trong quá trình xây dựng sắp tới như: Luật PCCC, Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành khác; đồng thời, sẽ tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng tháo gỡ cho các doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tình hình phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Kết nối cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa – Ninh Bình

    Kết nối cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa – Ninh Bình

    20:53, 29/03/2023

  • Toàn cảnh cao tốc hơn 12.000 tỷ nối Ninh Bình - Thanh Hóa sắp thông xe

    Toàn cảnh cao tốc hơn 12.000 tỷ nối Ninh Bình - Thanh Hóa sắp thông xe

    13:52, 27/03/2023

  • Thanh Hóa: Doanh nghiệp kiến nghị nhiều vấn đề nóng

    Thanh Hóa: Doanh nghiệp kiến nghị nhiều vấn đề nóng

    13:39, 21/03/2023

  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh thu hút đầu tư toàn diện

    Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh thu hút đầu tư toàn diện

    17:00, 15/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về tháo gỡ khó khăn về quy định PCCC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO